Hỏi: Thường xuyên bị tê chân là bệnh gì?
Chào bác sĩ! Năm nay em 25 tuổi. Không hiểu sao mỗi lần ngủ trưa tại công ty thì sau khi ngủ dậy một bên tay và một bên chân của em thường bị tê cứng khoảng 3-5 phút mới hết. Cứ tưởng chỉ 1-2 ngày thôi nhưng tình trạng này đã kéo dài cả tuần dù cho khi ngủ em đã thay đổi tư thế nhưng vẫn bị tê. Không biết hay bị tê chân là bệnh gì thưa bác sĩ! Mong bác sĩ tư vấn giúp em, em xin chân thành cảm ơn! (Bảo Trâm – TP. HCM)
> Bạn có thể tham khảo về chứng tê tay khi ngủ tại đây: Thường xuyên bị tê tay khi ngủ khắc phục thế nào?
Đáp: Thường xuyên bị tê chân là bệnh gì?
Bảo Trâm thân mến!
Thường xuyên bị tê chân có thể do rất nhiều nguyên nhân, thường chia làm 2 nguyên nhân chính như:
Sẽ khá phiền toái nếu bị tê chân do sinh lý
Trường hợp tê chân bình thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, hình thành là do việc ngồi quá lâu hay đứng quá lâu khiến cho khí huyết ngưng trệ, sinh ra các chất acid làm cho máu không lưu thông dẫn đến tình trạng mất cảm giác, tê buốt chân tay. Hoặc trong trường hợp chịu sự ảnh hưởng của thời tiết, lạnh gió mạnh sẽ khiến cho khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác gây tê chân tay.
Có thể khi bạn ngủ trưa nhưng vẫn bị mắc phải tình trạng này thì nên kiểm tra xem môi trường bạn ngủ, trong trường hợp đó là môi trường máy lạnh, điều hòa thì khả năng mắc phải hiện tượng này là rất cao, gió và nhiệt độ lạnh từ điều hòa sẽ làm cho khí huyết ngưng tụ dẫn đến tê chân. Hoặc cũng có thể là do tư thế nằm tốt nhất bạn nên nằm ngửa để không chỉ tốt cho gan, tim, dạ dày mà còn giúp hạn chế tình trạng này rất tốt.
> Xem ngay: Bị tê chân trái khi ngủ phải làm sao?
Sẽ rất nguy hiểm khi bị tê chân do bệnh lý
Bên cạnh nguyên nhân do sinh lý thì hay bị tê chân là bệnh gì?
Do bệnh gây ra: Một số bệnh như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, béo phì, cao mỡ máu, cũng có thể gây nên chứng tê chân tay. Nếu tê chân tay do bệnh lý xảy ra thường xuyên sẽ gây mất dần cảm giác ở các chi, khi đó bệnh càng trở nên nặng hơn và có thể dẫn đến khả năng teo cơ vô cùng nguy hiểm.
Mắc bệnh xương khớp: Một số bệnh xương khớp như viêm khớp, đau cột sống, hội chứng ống cổ tay gây nên tình trạng rối loạn tê chân tay, mất cảm giác.
> Tìm hiểu ngay: Những điều bạn nên biết về hiện tượng đau lưng tê chân
Nếu như là trường hợp tê chân sinh lý thì sẽ không nguy hiểm chỉ cần vận động và xoa bóp vùng bị tê là có thể trở lại bình thường. Còn đối với tê chân bệnh lý thì mức độ nguy hiểm cao hơn. Bệnh đau nhức tê mỏi chân tay không nên xem nhẹ, nếu không được điều trị tận gốc thì có thể gây nên hiện tượng teo cơ, dẫn đến liệt, mất khả năng vận động vô cùng nguy hiểm do vậy khi bị tê chân thường xuyên thì bạn không nên xem thường mà cần tìm ra nguyên nhân. Một khi đã biết được khi bị tê chân phải làm sao, bạn cần nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt.
Sau khi giải đáp hay bị tê chân là bệnh gì thì việc tiếp theo bạn cần chú ý là cách điều trị chứng tê chân này. Đối với chứng tê chân do bệnh lý thì bạn có thể dùng một số phương pháp điều trị như:
Trường hợp tê chân do các bệnh lý về xương khớp thì việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là bổ sung đầy đủ và đúng các lượng Canxi, Vitamin D3 và MK7 cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Kẽm, Magie, Đồng, Boron, Mangan, Silic, DHA, Quercetin… giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
Trường hợp tê chân do các bệnh mãn tính như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, thiếu máu não… Cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bằng việc kiểm soát bệnh 1 cách tốt nhất và đi khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng. Kết hợp bổ sung sản phẩm chứa tiền Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Đây là những dưỡng chất giúp phục hồi rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp máu tới các chi được ổn định, nhờ đó góp phần khắc phục hiện tượng tê chân tay.
Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.
> Xem thêm: Bị tê chân thiếu chất gì? Chế độ ăn uống cho người bị tê chân