Home Bệnh về hệ thần kinh NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NGOẠI BIÊN

480

Rối loạn tiền đình ngoại biên là dạng rối loạn tiền đình thường gặp nhất, chiếm tới 90% trên tổng số ca bệnh tiền đình. Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì? Làm sao để phòng ngừa cũng như khắc phục dứt điểm tình trạng này?

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý liên quan tới hệ thần kinh, do dây thần kinh số 8 hay các khu vực tai trong và não bị tổn thương, khiến quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của hệ thống tiền đình bị tắc nghẽn. Bệnh gặp phổ biến nhất là ở những người cao tuổi (trên 65 tuổi).

Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Trong đó, thường gặp nhất là rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây là tình trạng rối loạn chức năng của các cấu trúc ở khu vực tai trong, bao gồm ốc tai, các kênh bán nguyệt và dây thần kinh tiền đình số 8.

Biểu hiện đặc trưng của rối loạn tiền đình ngoại biên là cảm giác chóng mặt, mất cân bằng khi thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy giảm thính lực, ù tai, vã mồ hôi, giảm nhịp tim. Những triệu chứng này có xu hướng cải thiện trong một khoảng thời gian ngắn, từ vài ngày đến vài tuần.

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên có thể là do nguyên nhân bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động, bao gồm:

-Tính chất công việc: Những người làm công việc văn phòng, công nhân may, lái xe… phải ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ trong môi trường máy lạnh gây ảnh hưởng lên cột sống và các dây thần kinh tọa. Lâu ngày sẽ dẫn tới hiện tượng co thắt động mạch ở cột sống, gây đau mỏi, choáng váng.

-Bệnh lý: Một số bệnh lý gây tổn thương dây thần kinh tiền đình như viêm tai giữa, viêm sụn tai, rối loạn mạch máu tai… dẫn tới những triệu chứng của tiền đình ngoại biên.

-Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau,… dẫn đến tổn thương dây thần kinh khu vực tiền đình – ốc tai.

-Thoái hóa đốt sống cổ: Khi cột sống cổ bị thoái hóa có thể gây chèn ép các dây thần kinh, làm cản trở tới quá trình lưu thông vận chuyển mạch máu cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên.

-Viêm dây thần kinh do virus: Một số bệnh do nhiễm virus như thủy đậu, zona, cảm cúm… có thể gây biến chứng viêm dây thần kinh tiền đình.

-Lạm dụng bia, rượu: Những người thường xuyên sử dụng bia, rượu cũng gây ảnh hưởng xấu tới vùng tiền đình ngoại biên.

Ngoài ra, thường xuyên làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, béo phì, người thường xuyên áp lực căng thẳng, từng bị chấn thương sọ, thời tiết giao mùa… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiền đình ngoại biên.

3. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tiền đình ngoại biên

Triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết nhất khi bị rối loạn tiền đình ngoại biên là cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Người bệnh có cảm giác mọi vật xung quanh di chuyển, người lảo đảo, quay cuồng… Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ tự biến mất khi bạn nghỉ ngơi.

Đối với trường hợp nặng, ngoài các triệu chứng trên, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như:

-Buồn nôn, ói mửa xuất hiện và kéo dài

-Giảm thính lực, ù tai

-Da tái xanh, vã mồ hôi, nhịp tim giảm

-Rung giật nhãn cầu và ngón tay chỉ lệch.

4. Các dạng rối loạn tiền đình ngoại biên

Tùy theo triệu chứng của bệnh, rối loạn tiền đình ngoại biên được chia thành hai dạng là rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ và rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng.

-Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nhẹ: Biểu hiện đặc trưng là cơn chóng mặt xảy ra trong một thời gian ngắn. Người bệnh cảm nhận rõ nhất khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi…

-Rối loạn tiền đình ngoại biên ở thể nặng: Lúc này, triệu chứng hoa mắt, chóng mặt xuất hiện thường xuyên và trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể không tự đi đứng được, không thể thay đổi tư thế. Đặc biệt, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn mửa, ù tai, điếc một hay cả hai tai. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị nặng đầu, hồi hộp, xây xẩm mặt mày, khó tập trung…

5. Làm gì khi bị mắc rối loạn tiền đình ngoại biên?

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả, bạn cũng nên điều chỉnh thói quen sống lành mạnh hơn để giúp giảm thiểu các triệu chứng bệnh.

5.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống điều độ và không bỏ bữa để cơ thể không bị tụt huyết áp, gây cảm giác chóng mặt và mệt mỏi. Đồng thời, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ góp phần tăng cường sức khỏe, bảo vệ hệ thống thần kinh cho người bệnh.

-Tích cực bổ sung thực phẩm giàu acid folic, sắt, chất xơ và các loại vitamin cần thiết như A, C, D, E, đặc biệt là vitamin nhóm B từ các loại rau củ quả, trái cây, các loại đậu, hạt và từ các loại thịt, cá…

-Uống từ 2 – 2,5 lít nước để giúp tinh thần tỉnh táo và hạn chế tình trạng mất nước.

-Hạn chế những loại thực phẩm không tốt cho người rối loạn tiền đình ngoại biên như: món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều muối hoặc đường, thức uống có ga. Nói không với thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

5.2. Vận động mỗi ngày

Người bệnh nên tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bài tập mắt, nghiêng đầu, xoay cổ… khoảng 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe cả tinh thần và thể chất, mang lại hiệu quả rất tốt trong việc phòng và điều trị bệnh.

5.3. Giữ tinh thần thoải mái

Người bị rối loạn tiền đình nên dành thời gian nghỉ ngơi để giảm thiểu áp lực, căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, luôn giữ cho tinh thần luôn được sảng khoái, thoải mái. Bên cạnh đó, cần hạn chế làm những công việc nặng nhọc, quá sức, gây tổn hại đến sức khỏe và khiến triệu chứng bệnh trở nặng hơn.

5.4. Ngủ đủ giấc

Người bệnh nên ngủ đủ giấc và tránh thức khuya khiến cơ thể kiệt sức, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, cũng như gây hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…

5.5. Tránh ngồi quá lâu một tư thế

Đối với những người làm việc văn phòng, bạn nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau 1 – 2 tiếng làm việc.

5.6. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình gồm thuốc chống viêm, thuốc an thần, thuốc tăng tuần hoàn não, thuốc ức chế kênh canxi, thuốc chống nôn… Trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường, thì cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có biện pháp hợp lý.

Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng rối loạn tiền đình. Hiện nay, việc sử dụng thực phẩm chức năng được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên được nhiều người bệnh tin dùng. K hi sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh lưu ý lựa chọn các sản phẩm bao gồm các thành phần như:

-Ginkgo biloba (chiết xuất từ lá cây bạch quả): làm tăng chức năng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa gốc tự do, giảm biến chứng thần kinh.

-Cao Blueberry (chiết xuất từ quả việt quất): giúp giảm nồng độ cholesterol, giảm sự lão hóa của các tế bào, điều chỉnh huyết áp cân bằng và ổn định.

-Vitamin nhóm B: có tác dụng tăng cường chuyển hóa hồng cầu, giảm chứng đau nửa đầu, làm giảm nguy cơ mắc các chứng về chuột rút, đau mỏi cơ bắp và tim mạch.

-Chondroitin, Fursultiamine, Pyridoxine… là những dưỡng chất cho hệ thần kinh trung ương, hệ thống xương khớp cũng như khả năng tuần hoàn của cơ tim. Từ đó, có tác dụng làm giảm đau nhức các dây thần kinh, hỗ trợ chữa viêm các dây thần kinh ngoại vi; giảm các chứng đau đầu, tê bì các đầu chi… thường gặp khi bị rối loạn tiền đình.

Với những thông tin hữu ích về hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên trên, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị của bệnh lý này. Ngay cả khi khỏe mạnh, bạn hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao hợp lý để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất.

Rate this post