Home Thông tin hữu ích Cách chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay và quy...

Cách chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay và quy trình cần nắm rõ

496

Mổ hội chứng ống cổ tay chỉ được áp dụng nếu điều trị nội khoa không cải thiện được tình trạng đau nhức để tránh teo cơ tay, ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay. Nên chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay thế nào để hiệu quả điều trị được cao nhất là quan tâm của nhiều người?

1. Cách chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay

Chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay
Chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay

1.1. Vệ sinh sau mổ

Người bệnh cần giữ vệ sinh chỗ vết mổ, bàn tay cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Chú ý giữ vết mổ luôn khô ráo, thay băng và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn nếu thấy có bất thường cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

1.2. Bổ sung dưỡng chất cần thiết

Người bệnh nên bổ sung các thức ăn giàu protein, vitamin và có nhiệt năng cao. Sau khi mổ xong người bệnh nên ăn thức ăn mềm, loãng và chia thành nhiều bữa trong ngày. Nên bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm có chứa vitamin B tốt cho hệ thần kinh và hỗ trợ phục hồi chức năng dây thần kinh ở cổ tay.

1.3. Vật lý trị liệu

Đây là biện pháp điều trị có vai trò quan trọng sau mổ hội chứng ống cổ tay sẽ giúp cải thiện chức năng và sức mạnh của cơ vùng cổ tay. Kết hợp với kéo dãn để cải thiện mức độ di động của cổ tay, ngón tay. Bên cạnh đó vật lý trị liệu còn giúp trị sẹo, giữ thẩm mỹ cho đôi tay. Người bệnh nên chú ý thực hiện tư thế làm việc và học tập phù hợp, tạo thời gian nghỉ ngơi cho đôi tay, tránh sưng cổ tay và chèn ép vào ống cổ tay.

1.4. Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh phục hồi nhanh và các bài tập thường được áp dụng có:

Bài tập cho gân bàn tay:

Sau phẫu thuật có thể gặp phải hai dạng di chứng chính là tay co quắp và tay duỗi cứng. Dấu hiệu của tay co quắp là bàn tay có các ngón tay co cứng lại và rất khó mở tay. Người bệnh khắc phục tình trạng này bằng cách tập bài tập búng dây chun. Còn với tình trạng tay duỗi cứng, là tình trạng các ngón tay luôn duỗi thẳng ra và khó gấp lại được thì người bệnh cần được hướng dẫn luyện tập với bài tập bóp bóng.

Bài tập cơ sấp cẳng tay:

Người bệnh tập các bài tập từ nhẹ đến nặng để phục hồi chức năng khi để sấp bàn tay như quay sấp gậy gỗ.

Bài tập cơ ngửa cẳng tay:

Những bài tập giúp phục hồi tốt các cơ gân thực hiện chức năng ngửa tay có ngửa bàn tay và quay ngửa gậy gỗ. Người bệnh cần luyện các động tác ngửa bàn tay từ dễ cho đến khó hơn. Độ khó tăng dần từ từ chứ không đột ngột.

Sau mổ hội chứng ống cổ tay, bên cạnh thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ người bệnh có thể cải thiện sức khỏe hệ thần kinh, chứng tê nhức cổ tay và lưu thông máu bằng sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, Fursultiamine, vitamin B2, B6, Chondroitin.

2. Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu thì lành?

Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu thì lành
Mổ hội chứng ống cổ tay bao lâu thì lành

Sau mổ hội chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ băng bó và đặt nẹp tay người bệnh để hạn chế cử động trong một đến hai tuần. Người bệnh sẽ được hẹn để tái khám, tháo băng, nẹp và đánh giá sự phục hồi của vết mổ cũng như các chức năng cơ bàn tay, cổ tay.

Nếu bị đau ở cổ tay do vết thương phẫu thuật, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau không kê toa thông thường và nên đặt cẳng tay, cổ tay cao hơn thân mình bằng cách kê lên một chiếc gối mỏng khi ngủ vào ban đêm để giúp giảm sưng, phù nề nhanh hơn. Sau khi được tháo nẹp, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh các bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện các cử động của cổ tay và bàn tay. Những bài tập đôi khi còn tăng tốc độ chữa lành vết thương và ổn định các cấu trúc giải phẫu sau mổ.

Thông thường sau khoảng 1 tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể di chuyển các ngón tay cũng như thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện quá trình cứng khớp. Sau 2 – 4 tuần, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động nhẹ ở bàn tay, các cơn đau sẽ giảm dần. Sau 4 tuần người bệnh có thể thực hiện các động tác phức tạp hơn như viết, vẽ lái xe… Tuy nhiên tốt nhất là nên tránh các hoạt động tạo áp lực lên cổ tay. Sau 6 – 8 tuần hoặc 10 – 12 tuần, người bệnh có thể hoạt động lại bình thường với toàn bộ sức mạnh ở tay.

Sức mạnh cổ tay có thể trở lại hoàn toàn sau 2 – 3 tháng phẫu thuật. Tuy nhiên để cổ tay hồi phục hoàn toàn, người bệnh có thể cần nhiều thời gian hơn. Sau 1 năm người bệnh có thể sử dụng tay một cách tự do mà không sợ các biến chứng.

Nếu sau khi mổ hội chứng ống cổ tay, người bệnh thấy bất kỳ bất thường nào như sốt, chảy máu hoặc chảy dịch mủ từ vết mổ, đau hay sưng viêm tăng lên xung quanh vết mổ thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

3. Các phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay

Hiện nay có hai phương pháp được áp dụng để mổ hội chứng ống cổ tay là phẫu thuật theo phương pháp truyền thống và phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt dây chằng xung quanh cổ tay để giảm áp lực cho hệ thống thần kinh và làm giảm các triệu chứng bệnh. Sau phẫu thuật, các dây chằng sẽ được nối lại để thực hiện các chức năng bình thường.

Phẫu thuật truyền thống: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện tạo một vết cắt lớn có kích thích lên đến 2 inch từ cổ tay đến lòng bàn tay và thực hiện các thủ thuật điều trị.

Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo một vết cắt nhỏ khoảng 0.5 inch ở cổ tay. Sau đó bác sĩ đặt thiết bị chuyên dụng vào vết cắt và cắt dây chằng thông qua hình ảnh phản chiếu trên máy vi tính.

Phẫu thuật nội soi gây ra các tổn thương nhỏ hơn nên lành nhanh, ít đau và hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng. Vì thế nên áp dụng phương pháp nào tùy vào lựa chọn của người bệnh vì mức chi phí cũng khác nhau.

4. Quy trình phẫu thuật hội chứng ống cổ tay

Quy trình phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
Quy trình phẫu thuật hội chứng ống cổ tay

Tùy theo yêu cầu của người bệnh chọn phương pháp phẫu thuật và tình trạng đau nhức thì bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp mổ nhưng dù là phương pháp nào thì quy trình phẫu thuật cũng gồm các bước sau;

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ (làm tê cổ tay hoặc bàn tay), cũng có trường hợp người bệnh được sử dụng một số loại thuốc an thần để giữ bình tĩnh trong thời gian phẫu thuật. Thậm chí nếu người bệnh thấy lo lắng, sợ hãi có thể chọn gây mê toàn thân khi phẫu thuật.

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật giải phóng áp lực lên các dây thần kinh gây tê tay và ngứa ngáy. Ca mổ hội chứng ống cổ tay thường được thực hiện rất nhanh do cổ tay có rất nhiều tĩnh mạch và động mạch chính nên cần phẫu thuật nhanh để ngăn chảy máu và các biến chứng khác.
Kết thúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu kín các vết thương và băng cổ tay người bệnh lại để giữ cổ tay khỏi các tổn thương và tránh việc sử dụng tay.

Khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh có thể ra về vì mổ hội chứng ống cổ tay thường không cần nằm viện theo dõi.

5. Mổ hội chứng ống cổ tay ở đâu?

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Châm cứu Trung ương: Số 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Việt – Pháp: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà nội

Bệnh viện Đà Nẵng: 124 HảI Phòng – Quận Hải Châu – TP Đà Nẵng

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP HCM: Số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, quận 5, TP HCM

Bệnh Viện Chợ Rẫy: Số 01B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP HCM

Rate this post