Home Thông tin hữu ích Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp...

Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

101

Hội chứng ống cổ tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh và mạch máu, nếu chậm chữa trị có thể gây tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái, nếu không điều trị có thể dẫn đến teo cơ.

1. Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hay hội chứng chèn ép thần kinh giữa là một tập hợp các triệu chứng của một bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp, gây đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay, do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay.

Ở Việt Nam, hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến khoảng 2,7% dân số. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới, nhất là ở phụ nữ mãn kinh, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai.

Ở Mỹ khoảng 3% người trưởng thành có biểu hiện hội chứng này, là một trong những chấn thương thầm lặng liên quan đến công việc nhiều nhất, khiến hơn 2 triệu người phải khám bác sĩ hàng năm.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới và những người trong độ tuổi lao động có tính chất công việc phải cầm nắm, gắng sức và kéo dài liên tục như thợ khoan, tài xế lái xe đường xa, nhân viên văn phòng, nội trợ, nhân viên phục vụ…

2. Cơ chế sinh bệnh hội chứng ống cổ tay

Dây thần kinh giữa đi qua một ống được tạo bởi phía trước là mạc giữ gân gấp các ngón tay (dây chằng ngang cổ tay), phía sau và xung quanh là bờ của các xương ở cổ tay. Đi chung trong ống cổ tay này ngoài dây thần kinh giữa ra còn có gân gấp các ngón tay. Chính vì nằm trong một cấu trúc không có tính đàn hồi lại trên một nền cứng nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu dưỡng.

Cơ chế bệnh sinh hội chứng ống cổ tay
Cơ chế bệnh sinh hội chứng ống cổ tay

Lúc này sẽ xuất hiện triệu chứng tê bàn tay vì các sợi thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng trước. Sau đó các nhánh vận động sẽ bị tác động tạo ra sự yếu hay liệt cơ mà nó chi phối. Với thần kinh giữa thì gây teo cơ mô cái do yếu liệt cơ đối ngón, cơ gấp ngón cái ngắn.3. Nguyên nhân gây bệnh hội chứng ống cổ tay và các yếu tố nguy cơ

Hội chứng ống cổ tay là hậu quả của sự kết hợp nhiều yếu tố, với nhiều nguyên nhân gây ra như:

Di truyền: đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.

Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn.

Động tác tay lặp đi lặp lại: lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây thần kinh.

Vị trí tay và cổ tay: thực hiện các hoạt động cần phải uốn cong, gập duỗi quá mức bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh;

Mang thai: thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay. Xem thêm về tình trạng hội chứng ống cổ tay ở bà bầu để hiểu rõ hơn về nguyên nhân này.

Các bệnh lý đi kèm: béo phì, bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, suy thận và rối loạn chức năng tuyến giáp là những bệnh lý có liên quan đến hội chứng ống cổ tay.

Chấn thương cổ tay: do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm điểm bám gân, viêm dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.

4. Biểu hiện của tình trạng hội chứng ống cổ tay

Biểu hiện hội chứng ống cổ tay
Biểu hiện hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng đầu tiên là tê tay, cảm giác như bị kim châm ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, và nửa mặt ngoài ngón áp út. Dấu hiệu tê có thể lan ra cả bàn tay, cổ tay khiến người bệnh nhức mỏi, bứt rứt khó chịu. Trong một số trường hợp, người bệnh có biểu hiện đau nhức xương ống tay, đau khớp cổ tay, hội chứng cổ vai tay…

Những cơn đau nhức thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sau khi tay thực hiện các động tác quá lâu như đánh máy, lái xe, xem điện thoại, đọc sách…
Theo thời gian, các triệu chứng xuất hiện liên tục, mức độ tê đau cũng tăng lên….

Đến một thời điểm nào đó có thể dẫn tới hiện tượng yếu cơ, hạn chế các động tác như cầm nắm đồ vật, viết, đánh máy, lái xe,… thậm chí đánh rơi đồ vật do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.

Cuối cùng, nếu không được điều trị, bệnh diễn biến kéo dài có thể gây ra teo cơ mô cái, liệt vận động. Lúc này dù có điều trị giải ép cũng khó hồi phục được.
Ngoài ra còn có thể gặp các biểu hiện như: Ngứa, rối loạn cảm giác nhiệt độ, sưng cổ tay, sưng lan cả đến ngón tay,…

Khám tại thực thể có thể phát hiện dấu hiệu tổn thương tại cổ tay, hoặc tình trạng tê tới tận đầu ngón tay nếu gập cổ tay 900 trong vòng 1 phút. Dùng búa gõ vào vùng cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa có thể gây đau, tê, giật lên các đầu ngón tay.

5. Các thăm dò cận lâm sàng hội chứng ống cổ tay

Điện cơ đồ: giúp xác định vị trí thần kinh bị chèn ép và mức độ thần kinh bị tổn thương. Đồng thời, phương pháp này có tác dụng loại trừ các bệnh khác.

Đo dẫn truyền thần kinh: sẽ phát hiện các xung điện của dây thần kinh giữa bị chậm lại trong ống cổ tay.

Chụp X quang: phát hiện các tổn thương liên quan ở cổ tay

Siêu âm: thấy hình ảnh tràn dịch, phù nề gân, bao gân, khối u chèn ép, hay viêm điểm bám gân,…

6. Chẩn đoán tình trạng hội chứng ống cổ tay

Chẩn đoán tình trạng hội chứng ống cổ tay
Chẩn đoán tình trạng hội chứng ống cổ tay

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay chủ yếu dựa vào lâm sàng, với 2 triệu chứng cơ năng và thực thể. Nhưng để chẩn đoán chính xác, và biết được bệnh đang ở giai đoạn nào, khả năng phục hồi sau thời gian điều trị, và tiên lượng trước được tổn thương có thể xảy ra khi chưa có biểu hiện lâm sàng, thì phương pháp điện thần kinh và siêu âm đầu dò phẳng tần số cao cho kết quả khá tốt. Chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay khi có các biểu hiện:

Dấu hiệu lâm sàng:

Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón 1, 2, 3 và 1/2 của ngón 4) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay nhiều lần.

Teo cơ ô mô cái.

Dấu hiệu thực thể:

Gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay

Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay.

Tiêu chuẩn cận lâm sàng:

Thời gian tiềm tàng dây thần kinh giữa cảm giác > 3,2 ms và vận động > 4,2 ms.

Tốc độ đo dẫn truyền cảm giác, vận động dây giữa < 50m/s ở cổ tay.

Siêu âm đầu dò phẳng tần số 12Hz: CSA – I (Thiết diện cắt ngang đầu vào) lớn hơn 9,5mm2 và CSA – O (Thiết diện cắt ngang đầu ra) lớn hơn 9,2mm2.

7. Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả

Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả
Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả

Hội chứng ống cổ tay diễn biến ngày càng nặng, ban đầu chỉ là các triệu chứng tê bì, rồi nặng dần dẫn đến yếu cơ, hạn chế vận động

Điều trị sớm mang lại kết quả cao

Phần lớn là điều trị bảo tồn, 90% các trường hợp chỉ cần điều trị bảo tồn

Chỉ phẫu thuật khi có có biến chứng nặng như hẹp ống cổ tay bẩm sinh, chèn ép gây teo cơ,…

Các biện pháp điều trị bảo tồn:

Dùng thuốc giảm đau chống viêm, thuốc mềm cơ để điều trị giảm đau, giảm tê bì

Nếu nguyên nhân do phù nề, sưng các điểm bám gân dùng thuốc chống phù nề, chống sưng để làm giảm chèn ép.

Nẹp cổ tay: giúp cải thiện đáng kể triệu chứng đau, có thể áp dụng nẹp cổ tay cho những người phải làm việc thường xuyên đòi hỏi sự khéo léo của tôi ban tay.

Tiêm corticoid tại chỗ: giúp giảm viêm, giảm sưng, giảm chèn ép lên dây thần kinh.

Điều quan trọng là giải phóng rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, phục hồi tổn thương bằng sản phẩm chứa Fursultiamine (tiền B1), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Đây là giải pháp khắc phục tận gốc và cần kiên trì sử dụng lâu dài (3-6 tháng trở lên).

Phẫu thuật:

Nếu triệu chứng trở lên nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên nên can thiệp bằng phẫu thuật. Có hai kỹ thuật là mổ nội soi và mổ mở. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt dây chằng ngang ống cổ tay để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Dây chằng sẽ liền lại và không chèn lên dây thần kinh giữa.

Sau khi mổ xong, quá trình hồi phục cũng cần phục hồi tổn thương thần kinh, mạch máu bằng sản phẩm chứa Fursultiamine (tiền B1), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry.

Khi bệnh đã ổn định, cần luyện tập và loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh nhằm tránh tái phát.

Rate this post