Home Bệnh về hệ thần kinh Bị tê chân phải làm sao để phòng ngừa và khắc phục

Bị tê chân phải làm sao để phòng ngừa và khắc phục

5789

Bị tê chân không phải là vấn đề quá to tát khi phần lớn chúng ta đều từng trải qua cảm giác bàn chân rần rần như kiến bò, thậm chí đau buốt như bị kim châm hay điện giật. Hầu hết hiện tượng này đều xuất phát từ việc mạch máu bị chèn ép, khiến máu và oxy không lưu thông được hoặc chỉ lưu thông được một phần nhỏ.

Chân bị tê khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu, ngủ sai tư thế thì có lẽ đây không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn thấy tê chân diễn ra thường xuyên không rõ nguyên nhân do cơ thể báo động nhiều bệnh lý khác. Khi đó, chúng ta cần có những biện pháp can thiệp thích hợp để tránh biến chứng đáng tiếc cho cơ thể.

bị tê chân phải làm sao
Giải đáp thắc mắc “bị tê chân phải làm sao”

Nhận biết triệu chứng và nguyên nhân gây tê chân

Bị tê chân là hiện tượng quen thuộc, chắc chắn là ai cũng từng gặp phải những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Dựa vào những triệu chứng điển hình, người bệnh có thể dự đoán được căn nguyên cũng như mức độ nguy hiểm của nó.

Tê chân ở mức độ nhẹ, xuất hiện sau khi bạn phải đứng hoặc ngồi quá lâu là hiện tượng bình thường. Bởi khi duy trì quá lâu một tư thế, đặc biệt là ngồi lâu rất dễ làm cho mạch máu tắc nghẽn. Khi đó, lượng máu và oxy cung cấp đến nuôi chân không đủ, khiến cho chân bị phù lên kèm theo tê bì. Hiện tượng này có thể kéo dài khoảng 15 phút sau khi bạn thay đổi tư thế.

Trong rất nhiều trường hợp, ngủ gác chân lên cao hoặc ngủ trên ghế để thả chân lửng lơ cũng khiến người bệnh gặp phải tình trạng tương tự. Lúc này, nếu đặt bàn chân xuống sàn nhà để di chuyển, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt như kim châm hoặc điện giật. Nhưng nói chung cả 2 trường hợp này đều không gây nguy hiểm.

Bị tê chân có thể kéo dài từ đùi xuống tận bàn chân, khiến cho chi dưới của bạn bị tê cứng, khó di chuyển. Cả chân tê dại, sờ nắn không có cảm giác nhưng lại đau buốt khi đi lại. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở một bên chân, vì vậy mới gây ra bệnh tê chân phải hoặc chân trái. Nếu kèm theo đó là những cơn đau dọc vùng thắt lưng thì khả năng đau dây thần kinh tọa là rất cao. Bệnh này chủ yếu xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.

Đau thần kinh tọa diễn biến liên tục theo xu hướng ngày càng nặng. Không chỉ đơn giản là bệnh tê chân, những cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói cả ngày mà nó còn có thể làm người bệnh teo cơ và tê liệt nếu không được điều trị.

Bên cạnh đó, chứng tê chân còn là rắc rối điển hình của phụ nữ mang thai và nó sẽ càng nặng hơn khi thai phụ phải đứng nhiều. Càng về những tháng cuối thì chân càng tê nhiều nhưng đa phần đều không gây nguy hiểm.

Bị tê chân phải làm sao để khắc phục?

Để xác định được hướng điều trị chứng tê chân, trước tiên cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh.

Hiện tượng này có thể dễ dàng khắc phục bằng cách xoa bóp để máu lưu thông trong trường hợp tê chân do mang thai hoặc thói quen vận động. Sau đó, cần thay đổi những thói quen xấu để hiện tượng này không bị lặp lại. Riêng đối với trường hợp bà bầu bị tê chân nặng, tê đến mức gây đau đớn nhiều hoặc không thể di chuyển có thể phải gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục.

Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa được những cơn đau nhức cơ thể và sở hữu một vóc dáng săn chắc. Những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập yoga là phương án khả quan nhất cho hầu hết các đối tượng. Chỉ cần sắp xếp thời gian tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày là bạn sẽ thu được kết quả ngoài mong đợi sau vài tháng.

Như đã nói, nguyên nhân nguy hiểm nhất gây nên chứng tê chân chính là đau thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể, chi phối toàn bộ vùng thắt lưng cùng hông và hai chi dưới, do đó cần có biện pháp can thiệp kịp thời.

Khi thấy những dấu hiệu của đau thần kinh tọa, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Sau đó, tùy vào từng tình trạng, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị cho phù hợp. Nếu được phát hiện sớm, người bệnh có thể tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian điều trị.

Trước tiên, việc cần làm là giúp cột sống khỏe manh, giảm lực đè lên vị trí bị chèn ép bằng việc bổ sung sản phẩm có chứa Canxi, Vitamin D3 và MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu. MK7 vừa có tác dụng vận chuyển canxi vào tận xương, vừa có tác dụng kéo canxi ra khỏi chỗ không cần thiết thậm chí là nguy hiểm, như không cho canxi lắng động ở mạch máu và mô mềm. Đây là tác dụng kép vừa giúp xương chắc khỏe, vừa ngăn chặn hình thành các bệnh lý tim mạch, vôi hóa cột sống hay sỏi thận.

Tiếp theo, cần làm giảm chèn ép rễ thần kinh và mạch máu, giảm tê bì, giúp tăng táo tạo sụn khớp bằng sản phẩm chứa tiền Fursultiamin và các Vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao Blueberry. Nên kết hợp bổ sung sản phẩm có các dưỡng chất này từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tối đa.

  • Tìm hiểu về sản phẩm chứa Canxi nano, Vitamin D3, MK7 tại đây!
  • Tìm hiểu về sản phẩm chứa Fursultiamine, các vitamin nhóm B, Ginkgo Biloba, Cao Blueberry tại đây!

Tìm hiểu thêm tại đây:

5/5 - (1 vote)