Tình trạng bàn chân, ngón chân bị tê bì không có cảm giác hoặc như bị kim châm, kiến bò. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như bị thoái hóa đốt sống cổ, tim mạch hoặc do chấn thương, béo phì, ngủ sai tư thế, thiếu chất dinh dưỡng. Vậy bị tê chân thiếu chất gì? Chế độ ăn uống ra sao để cải thiện tình trạng này?
Bị tê chân thiếu chất gì?
Tê chân xảy ra ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi. Biểu hiện của bệnh là cả bàn chân tê mỏi, đau nhức như kim châm, kiến cắn, di chuyển, cử động khó khăn. Nếu tê chân ở giai đoạn nặng thì có thể không đi lại được phải nằm một chỗ.
Bên cạnh nguyên nhân do thoái hóa đốt sống cổ, thiếu mãu não cục bộ, viêm dây thần kinh ngoại biên, do bị chèn ép dây thần kinh tọa, chấn thương cột sống, tiểu đường, tim mạch,….thì thiếu dường chất dưỡng cũng là nguyên nhân khiến tê bì chân tay.
Tê chân thiếu chất gì? Câu trả lời là ở những người thiếu canxi, thiếu kali, thiếu acid folic, thiếu Vitamin B1, B12….Nguyên nhân gây tê chân là do thiếu những dưỡng chất thường gặp ở những người gầy yếu, kém ăn, người già, phụ nữ có thai, trẻ em suy dinh dưỡng.
Bị tê chân nên và không nên ăn gì?
Khi bị tê chân thiếu chất, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các loại thực phẩm giàu dưỡng chất sau:
– Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D, K như nấm, cá, sữa tươi nguyên kem, đậu phụ, lòng đỏ trứng, tôm, sữa đậu nành, kem chua, ngũ cốc, rau xanh, rau mầm,…
– Nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm như nho, chuối, sữa bò, sưa chuốt, rau cải, rong biển,…
– Sữa: có chứa nhiều canxi giúp cải tạo xương khớp, tốt cho cơ thể phòng ngừa các bệnh xương khớp gây tê tay chân.
– Chè xanh: có chữa flavonoid, đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp phòng chống loãng xương và thiếu caxi rất tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên uống quá nhiều chè xanh trong ngày.
– Dùng các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, đậu nành, thay cho mỡ lợn.
– Những người thiếu chất dinh dưỡng thường kém ăn nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh cũng cần phải tránh xa những thực phẩm sau:
– Đồ ăn mặn: Làm cho hàm lượng canxi trong cơ thể bị giảm dễ dẫn đến tình trạng rối loạn canxi gây loãng xương khiến tê tay chân nặng hơn.
– Thực phẩm có tính axit cao: có thể làm oxy hóa các chất khác. Những thực phẩm này gồm: bột mỳ, ngô, bánh ngọt, bánh quy, thịt lợn, rượu, bia, café, ô mai, mứt, hành, tỏi, các loại gia vị,….
– Mặc dù vậy nhưng thực phẩm có vị chua thông thường với lưu huỳnh, clo, axit hữu cơ không làm biến đổi chất được.
– Ăn nhiều những thực phẩm có tính axit cao khiến caxi, magie bị suy giảm dẫn đến tình trạng người mệt mỏi, thiếu máu, đau nhức người, mệt mỏi, tê tay chân,…
Phòng ngừa tê chân do thiếu chất
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bị tê chân cần thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng sớm, cơ thể hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời rất tốt cho cơ thể, ngăn ngừa loãng xương.
Vận động, tập luyện thường xuyên như đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, áp dụng một số mẹo như đứng một bên chân, đi bằng đầu ngón chân hoặc gót chân,…
Người bệnh tuyệt đối không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, không ngồi xổm hoặc mang vác nặng.
Khi thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh thì phải giữ ấm cơ thể.
Tuy nhiên, nếu chỉ bổ sung bằng thực phẩm thì chưa đủ. Các chuyên gia khuyến cáo nên bên cạnh chế độ dinh dưỡng nên kết hợp bổ sung sản phẩm có chứa bộ 3: Canxi, Vitamin D3, MK7 để tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý về xương khớp, khắc phục tận gốc tình trạng thoái hóa xương khớp. Cải thiện tình trạng tê chân bằng cách bổ sung sản phẩm chứa tiền Fursultiamin, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry để đạt hiệu quả cao nhất.
Tìm hiểu thêm tại đây: