Home Bệnh về hệ thần kinh Bệnh tê chân tay ở người già “từ đâu mà đến”

Bệnh tê chân tay ở người già “từ đâu mà đến”

4889

Bệnh tê chân tay ở người già là hiện tượng rất dễ bắt gặp khi đã bước vào độ tuổi trung niên hoặc nhiều hơn, lúc này xương khớp bắt đầu lão hóa, suy yếu dần. Các bệnh xương khớp sẽ có nguy cơ cao xuất hiện và đặc biệt hiện tượng những người lớn tuổi bị tê chân tay thì khó có thể tránh khỏi.

Trong chúng ta, hầu như ai cũng từng bị tê chân tay ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, người già bị tê chân tay thường là triệu chứng của bệnh chứ không chỉ đơn giản là một biểu hiện thông thường.

bệnh tê chân tay ở người già
Bệnh tê chân tay ở người già “ từ đâu mà đến”

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tê chân tay ở người già

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tê chân tay ở người già. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể bắt nguồn từ dây thần kinh trong cơ thể người bệnh.

Khi đứng hoặc ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài thì các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn đến tình trạng máu không được lưu thông liên tục trong cơ thể và dẫn tới tê mỏi khiến người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động.

Khi đứng hoặc ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài thì các dây thần kinh bị chèn ép, dẫn tới tình trạng máu không được lưu thông liên tục trong cơ thể và dẫn tới tê mỏi khiến người bệnh gặp khó khăn trong hoạt động.

Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tê chân tay ở người già cũng có thể đến từ tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể suy nhược và thiếu một số chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể thì tình trạng bệnh tê tay chân ở người già sẽ xảy ra.

Bệnh thường xuất hiện vào khi trời chuyển rét hoặc sắp mưa lạnh, các dây thân kinh cũng bị ảnh hưởng và dẫn tới triệu chứng tê mỏi xuất hiện.

Bệnh tê chân tay ở người già phần nhiều là biểu hiện của bệnh lý

Nhiều người cho rằng, tê chân tay là hiện tượng hết sức bình thường của tuổi già. Thực tế đã chứng minh, phần lớn nguyên nhân lại thuộc về các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Biến chứng thần kinh ở những người mắc chứng đái tháo đường được coi là một biến chứng vi mạch. Ở những người mắc bệnh, lượng đường huyết sẽ cao hơn mức bình thường khiến cho các dây thần kinh nhỏ bị tổn thương. Tình trạng này đặc biệt phổ biến tại chi dưới. Do đó người bệnh thường mất cảm giác ở 2 chân, hoặc cảm thấy chân tê bì thường xuyên.

Thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là bệnh mà tất cả người già đều mắc phải, chỉ là ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Các bệnh này có thể là thoái hóa đốt sống cổ, xơ vữa động mạch, thoát vị đĩa đệm….Khi đó các dây thần kinh len lỏi qua các khe khớp sẽ bị các cơ, khớp sụn tổn thương đè lên khiến các dây thần kinh này thiếu nguồn máu nuôi. Việc chèn ép các mạc máu dẫn máu và dinh dưỡng đến các chi cũng vì thế mà gặp khó khăn hơn. Tình trạng này dẫn tới một hiện tượng mà chúng ta vẫn hay gọi là bệnh tê chân tay ở người già.

Bệnh suy dinh dưỡng, thừa chất ở người già

Những người già bị suy dinh dưỡng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi máu nuôi các cơ quan không đủ, thì các vị trí nằm xa tim như chân và tay sẽ chịu tác động đầu tiên. Ngược lại ở người béo phì, lượng mỡ tích tụ trong cơ thể quá nhiều khiến máu khó vận chuyển, đau dây thần kinh khi bị mỡ chèn ép. Hậu quả là các chi rơi vào tình trạng tê cứng, khó vận động.

Phương pháp điều trị bệnh tê chân tay ở người già hiệu quả

Nếu bị tê chân tay thường xuyên, tiến triển nặng hơn, vận động thể dục không đỡ cần phải khám và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn bên trong như bệnh đái tháo đường, các bệnh xương khớp….Lúc này, tê bì chân tay là do biến chứng viêm thần kinh ngoại biên nếu không điều trị kịp thời có thể giảm đến mất hoàn toàn cảm giác, gây viêm loét, hoại tử và cắt cụt chi.

Để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nặng hơn của bệnh cần xử trí theo hướng sau:

  • Đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị bệnh lý tiểu đường, mỡ máu, các bệnh xương khớp…
  • Bên cạnh đó, chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ vi khoáng chất như: đậu tương, đậu xanh, lạc vừng, rau diếp, lòng đỏ trứng…, tập luyện thể thao đều đặn và nên khám bệnh định kỳ hàng năm.

Khắc phục các biến chứng viêm thần kinh ngoại biên bằng các sản phẩm có chứa tiền vitamin B1 (Fursultiamin), các vitamin nhóm B kết hợp với Chondroitin, cùng với các hoạt chất tăng cường lưu thông máu như Ginkgo Biloba, cao Blueberry, mang lại tác dụng giảm đau, giảm tê bì chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm. Sản phẩm này sẽ nhanh chóng giúp người bệnh hết triệu chứng đau hoặc tê chân tay, ngăn biến chứng nặng thêm và người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh, hoạt bát.

  • Tìm hiểu về sản phẩm chứa Fursultiamine, các vitamin nhóm B, Ginkgo Biloba, Cao Blueberry tại đây!

Tìm hiểu thêm tại đây:

Rate this post