Không những bị thoái hóa hóa đốt sống cổ mà còn bị luôn cả thoái hóa cột sống lưng, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ, lo lắng, không biết phải xử lý như thế nào.
Vì sao bị thoái hóa đốt sống cổ phải coi chừng thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người nhiều tuổi, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ thoái hóa khớp chiếm gần 11%, các bệnh về xương khớp và thường gặp ở cột sống như cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp háng và các khớp chi.
Đặc biệt, thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh thường gặp nhiều nhất ở dân văn phòng và người có tuổi, do hậu quả quá trình tích tuổi và phải chịu lực tác động thường xuyên lên khớp khiến sụn khớp bị tổn thương, kèm theo tình trạng viêm, dẫn đến lượng dịch nhờn bôi trơn khớp ít đi, gây đau, cứng khớp và khó khăn mỗi khi cử động.
Thường thì khi đã bị thoái hóa đốt sống cổ, bệnh nhân rất dễ bị cả thoái hóa cột sống thắt lưng. Sở dĩ có hiện tượng thoái hóa kiểu “ hiệu ứng domino” này là do cấu tạo cả khung cột sống với 24 đốt sống dời thì có 2 khúc cong ra phía trước là đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng, 2 khúc cong phía sau là ngực và xương cụt. Đây là vùng chịu lực rất mạnh, trụ đỡ chính cho các hoạt động hằng ngày của chúng ta, nên chính là nơi chịu tác động đầu tiên và rõ rệt nhất của quá trình thoái hóa.
Hơn nữa, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, không chỉ gây khu vực cổ, vai, gáy, đau tay mà còn liên quan tới tất cả các cơ quan khác trong cơ thể như thậm chí đau lan xuống cả vùng quanh đốt sống thắt lưng. Như trường hợp của ôngNguyễn Tường Minh, 50 tuổi (Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội), cách đây hai năm khi đi khám và được bác sĩ kết luận là bị thoái hóa đốt sống cổ, nhưng nghĩ rằng cũng không có gì nghiêm trọng, bởi chỉ thi thoảng thấy mỏi cổ, đau vai gáy, nhưng xoa bóp một hồi thấy dứt nên ông Minh chủ quan. Cho tới gần đây, không hiểu vì sao ông Minh thường xuyên đau ngang vùng cột sống thắt lưng, từ tay xuống chân trái có cảm giác tê tê, lưng thì cảm giác mỏi, trước khi đi ngủ phải thoa dầu nóng vào ngang thắt lưng thì mới dễ chịu và không còn mỏi lưng nữa.
Đến khi gặp bác sĩ, ông không tránh khỏi giật mình, khi bác sĩ kết luận là bị thoái hóa cột sống thắt lưng và tình trạng thoái đốt sống cổ không thấy suy giảm. Theo như lời bác sĩ, thì thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng đều là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động và tuổi tác.
Ngoài ra, nó còn là quá trình bệnh lý ở đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt đến các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống gây đau đốt sống cổ và cột sống thắt lưng mỗi khi hoạt động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì một thời gian nữa thôi bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau dây thần kinh tọa cùng nhiều biến chứng nặng nề khác, mà hậu quả xấu nhất là gây bại liệt, tàn phế…
Hành trình thoát khỏi thoái hóa đốt sống cổ và cột sống lưng
Khi tuổi tác càng nhiều thêm, ông Minh mới thấm thía nỗi khổ của người bị thoái hóa cột sống , hơn nữa bản thân mình còn bị cả thoái hóa đốt sống cổ lẫn cột sống thắt lưng. Ông Minh quyết tâm điều trị đến cùng, nhờ sự tư vấn nhiệt tình của bác sĩ và tuân theo phác đồ điều trị bệnh từ 3-6 tháng bệnh tình anh giảm đi đáng kể.
- Điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, không để lại di chứng
- Giải pháp điều trị hiệu quả bệnh đau cột sống thắt lưng
Phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra đơn giản với thuốc giảm đau, chống viêm trong trường hợp cần thiết, như Mobic 7,5mg, Voltaren 50mg ngày 2 viên, chia 2 lần (uống sau ăn no) để giảm đau trong cơn đau cấp. Nếu không bị đau dạ dày nên kết hợp uống cùng với thuốc mềm cơ như Myonal, Mydocycalm,…Để tăng hiệu quả trong việc điều trị thì tập vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn đốt sống,…giúp làm giãn cơ, lưu thông máu tới các cơ, khớp giúp giảm đau. Bên cạnh đó cần đồng thời, áp dụng phương pháp bảo tồn. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh triệt để bằng cách bổ sung các dưỡng chất có chứa vitamin nhóm B(B1,B2,B6) đây là nhóm vitaminB giúp phục hồi các dây thần kinh tổn thương và chống rối loạn thần kinh ngoại vi. Nhưng cũng không thể thiếu được sự kết hợp Ginkgo biloba, loại bạch quả này vốn có tác dụng phục hồi dẫn truyền thần kinh mạch máu rất tốt giúp tăng cường trí nhớ, hỗ trợ giảm đau do chèn ép thần kinh hiệu quả, không còn biểu hiện tê mỏi chân tay. Thêm nữa, quả việt quất (còn có tên gọi là Cao blueberry) có chứa các dưỡng chất giúp ngăn chặn suy giảm trí nhớ đồng thời phòng chống các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh mà bệnh thoái hóa gây ra.
Ngoài việc điều trị triệu chứng thì việc điều trị căn nguyên gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là rất quan trọng, bởi nguyên nhân gây thoái hóa chính là tình trạng cơ thể thiếu đi lượng canxi một cách trầm trọng gây ra loãng xương, hư tổn phần sụn và dẫn đến thoái hóa cột sống (cổ và thắt lưng). Vì vậy, để điều trị và phòng bệnh thoái hóa, việc bổ sung lượng canxi vào trong cơ thể là cần thiết, như Canxi nano, vitaminD3, MK7 và cũng các khoáng chất khác. Đây là bộ 3 liên kết vững chắc như kiềng 3 chân, giúp xương xương chắc khỏe, giảm loãng xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương sinh lý, giúp cột sống cổ và lưng luôn khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường tuổi thọ.
Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt như ngồi lâu, ngồi sai tư thế, tránh bê vác năng, làm việc gắng. Thường xuyên vận động thể dục như yoga, dưỡng sinh, bơi lội.