Home Thông tin hữu ích Mách chị em cách điều trị hội chứng ống cổ tay sau...

Mách chị em cách điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

242

Hội chứng ống cổ tay sau sinh không xảy ra nhiều như khi chị em mang thai nhưng cũng rất cần thiết để chị em tìm hiểu về hội chứng này và biết cách điều trị hiệu quả, an toàn.

1. Hội chứng ống cổ tay sau sinh như thế nào

Mách chị em cách điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh
Mách chị em cách điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

Hội chứng ống cổ tay sau sinh là tình trạng ngón tay, bàn tay hoặc cổ tay có thể bị tê, nhức kéo dài từ khi chị em đang mang thai hoặc xuất hiện sau sinh. Những cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài có thể gây mất cảm giác ở tay của chị em, làm ảnh hưởng đến cử động của tay và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay sau sinh

Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay sau sinh có thể do bà bầu đã mắc hội chứng này khi mang bầu, nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay.

Cơn đau trở nên trầm trọng hơn do chuyển động cổ tay lặp đi lặp lại, đặc biệt là chuyển động dang và duỗi ngón tay cái. Thêm vào đó, sau sinh chị em phải dùng tay nhiều để chăm sóc em bé như bế, rủ ngủ, pha sữa, tắm cho trẻ… nên tay sẽ phải hoạt động nhiều dẫn đến tăng tải đột ngột ở ngón tay cái và cổ tay có thể gây đau, sưng và yếu.

3. Điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

Điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh
Điều trị hội chứng ống cổ tay sau sinh

Tùy vào tình trạng đau nhức và nguyên nhân gây bệnh của từng người mà có cách điều trị khác nhau. Vì đang cho con bú nên chị em mắc hội chứng ống cổ tay sau sinh nhất định dùng đúng đơn thuốc của bác sĩ. Các loại thuốc có thể được chỉ định là thuốc giảm đau, chống viêm. Thuốc được dùng để điều trị ống cổ tay là corticoid dạng uống hoặc tiêm tại chỗ giúp giảm viêm, giảm sưng, giảm chèn ép lên dây thần kinh.

Chị em có thể sử dụng túi chườm lạnh giúp giảm đau. Hãy thử đặt một túi lạnh hoặc túi nước đá lên gốc ngón tay cái trong vòng 10 – 15 phút. Đảm bảo rằng vật lạnh không tiếp xúc trực tiếp với da của bạn vì có thể gây ra tình trạng bỏng lạnh. Việc chườm lạnh có thể lặp lại nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Cùng với chườm thì chị em có thể áp dụng cách xoa bóp để giảm tắc nghẽn. Chị em nên nắm lấy cổ tay và xoa bóp bằng chuyển động tròn. Duỗi thẳng tay và cánh tay, tuy nhiên không nên dùng quá sức để tránh làm tổn thương ống cổ tay.

Bác sĩ có thể cho chị em đeo nẹp tay để giữ cho tay thẳng, cố định giảm đau nhất là vào ban đêm.

Chị em hãy chú ý tránh các động tác hoặc tư thế gây đau. Để giảm tải cho ngón tay cái, cố gắng giữ ngón tay cái và cổ tay thoải mái và trung tính khi thực hiện các công việc hàng ngày.

Hàng ngày ngoài việc chú ý ăn đủ chất, cân bằng thì chị em sau sinh cũng nên chú ý ăn các thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như vitamin B6… tránh thực phẩm không tốt có thể làm tình trạng hội chứng ống cổ tay thêm nặng hơn.

Chị em mắc hội chứng ống cổ tay sau sinh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng sản phẩm có tác dụng giải phóng rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép, phục hồi tổn thương chứa Fursultiamine (tiền B1), B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Đây là giải pháp khắc phục tận gốc và nếu kiên trì sử dụng lâu dài từ 3 – 6 tháng sẽ có hiệu quả hỗ trợ điều trị cao và an toàn cho chị em.

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Hội chứng ống cổ tay có thể khỏi với trường hợp nhẹ nhưng có thể thêm trầm trọng hơn. Do đó khi thấy các dấu hiệu đau nhức gia tăng không thuyên giảm gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và gây mất ngủ ban đêm thì chị em nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Sau sinh là thời gian chị em còn mệt mỏi sau cơn vượt cạn và dành thời gian chăm sóc em bé, cơ thể đang phục hồi nên nếu mắc hội chứng ống cổ tay sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và có thể cả tâm lý do lo lắng vì hội chứng này. Nên hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời đúng cách nhất tránh tình trạng đau nhức nặng hơn.

Rate this post