Home Bệnh về hệ thần kinh – TÊ NGÓN CHÂN CÁI PHẢI LÀM SAO?

[GIẢI ĐÁP] – TÊ NGÓN CHÂN CÁI PHẢI LÀM SAO?

410

Tê ngón chân cái có đáng lo không và nên làm gì để cải thiện tình trạng này là băn khoăn của nhiều người bệnh. Cùng tìm hiểu về tê ngón chân cái trong bài viết sau.

Tê bì ngón chân cái là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

1. Ngón chân cái bị tê là bệnh gì?

Tê ngón chân cái là tình trạng các đầu ngón chân bị rối loạn và ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân gây ra. Thường đi kèm còn có các triệu chứng như tê rần gan bàn chân hoặc nóng rực ở các ngón chân.

Tình trạng này có thể chỉ xảy ra trong chốc lát hoặc có thể kéo dài trong 1 thời gian. Để lâu sẽ ảnh hưởng việc đi lại, vận động của người bệnh và có thể làm người bệnh suy giảm hoặc mất hẳn cảm giác ở những đầu ngón chân.

2. Nguyên nhân gây tê ngón chân cái

2.1. Viêm khớp

Ngón chân cái bị tê do những khớp nối ở các đầu ngón chân bị thương tổn, viêm nhiễm sẽ làm cho tình trạng ngón chân cái bị tê mất cảm giác kéo dài trong suốt 1 khoảng thời gian nhất định. nếu chân cái tê vì nguyên nhân này thì còn có kèm theo các triệu chứng như nóng rát ở đầu ngón chân và tê bì chân tay. Nếu không được điều trị có thể chuyển thành tê bì ngón chân cái mãn tính thậm chí là thoái hóa khớp rất khó điều trị.

2.2. Đau thần kinh tọa

Đầu ngón chân là khu vực có nhiều dây thần kinh lưu trú nên khi các dây thần kinh này bị tổn thương, đầu ngón chân có thể bị tê bì, khó chịu.

2.3. Bệnh thiếu máu

Nếu bị thiếu hụt Vitamin B12 sẽ làm cho cơ thể không sinh sản được lượng hồng cầu thích hợp sẽ dẫn đến chứng thiếu máu ác tính. Bệnh lý này sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu trực tiếp đến các dây thần kinh trung ương và gây ra tình trạng ngón chân cái bị tê. Kèm theo đó có thể là các triệu chứng nghiêm trọng như đau tức ngực, khó thở, cơ thể mệt mỏi…

2.4. Bệnh động mạch ngoại vi

Động mạch co hẹp làm tình trạng lưu thông và vận chuyển máu tới các vị trí xa như ngón chân bị chậm lại nên có thể khiến ngón chân cái bị tê nhức.

2.5. Bệnh gout

Những bệnh nhân bị gout có thể gặp những rối loạn trong quá trình chuyển hóa axit uric, sự rối loạn này biến axit uric trở thành những tinh thể đâm vào các khớp xương gây ra cảm giác đau và nhức nhối khó chịu giống như bị kim châm, các khớp ngón chân bị sưng và dẫn đến tình trạng tê bì ngón chân

2.6. Các nguyên nhân không phải bệnh lý

-Tai nạn: Bị tai nạn hay va chạm có thể làm ảnh hưởng tới dây thần kinh ngoại biên. Ngón tay chân có thể sẽ bị tê cứng.

-Sai tư thế: Nếu người bệnh có thói quen nằm ngủ nghiêng về một bên, dùng gối quá cao hay đi giày cao gót thường xuyên sẽ là nguyên nhân tê ngón chân cái.

-Thay đổi thời tiết: Những ngày đông lạnh là thời điểm nhiều người dễ bị tê chân tay do nhiệt độ thấp, máu lưu thông kém.

-Căng thẳng. mệt mỏi: Trạng thái này có thể làm các tế bào thần kinh ở gần bề mặt da và ngón tay chân có thể bị ngứa và dẫn tới cảm giác tê.

-Dùng thuốc: Loại thuốc người bệnh dùng có thể có thành phần gây ra tác dụng phụ.

Truy tìm nguyên nhân gây tình trạng tê bì ngón chân cái

3. Dấu hiệu kèm theo tê ngón chân cái

Ngón chân cái bị tê còn có thể kèm theo một số dấu hiệu khác và có thể xuất hiện ở 1 chân hoặc ở cả 2 chân tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh:

-Tê rần từ đầu ngón chân lan mạnh lên bàn chân hoặc thậm chí cả chân.

-Người bệnh cảm thấy chứng tê buốt kéo dài liên tục hoặc khỏi rồi lặp lại liên tục. Nếu bị nặng người bệnh không còn cảm giác ở các đầu ngón chân kể cả khi sờ hoặc xoa nắn.

-Người bệnh có thể cảm thấy các đầu ngón chân đau nhói như bị kim chích vào.

4. Bị tê ngón chân cái có nguy hiểm không?

Nếu tê ngón chân cái do các nguyên nhân không phải bệnh lý như sai tư thế, thời tiết… sẽ mau chóng hết và không quá ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên nếu bị tê ngón chân cái do các nguyên nhân bệnh lý ở trên thì người bệnh không nên coi thường, có thể ảnh hưởng đến vận động của người bệnh như:

4.1. Bị mất cảm giác chân

Thời gian đầu người bệnh chỉ cảm thấy châm chích như kiến cắn ở đầu ngón chân, sau thời gian những cơn đau buốt trở nặng khiến ngón chân ê ẩm, khó cử động và mất cảm giác.

4.2. Đi lại khó khăn

Không chỉ bị tê ngón chân cái mà những cơn đau nhức cũng có thể lan rộng ra cả bàn chân và những khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến việc đi lại và nếu không chữa trị đúng cách, người bệnh có nguy cơ bị mất cảm giác và bại liệt chân.

4.3. Tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Tê ngón chân cái là biểu hiện của một số bệnh lý như thiếu máu cấp tính, viêm khớp… nên nếu không được khám và điều trị thì người bệnh có thể gặp những biến chứng, rủi ro về sức khỏe, thậm chí bệnh có thể chuyển biến xấu và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Bị tê ngón chân cái có nguy hiểm không?

5. Một số cách điều trị tê ngón chân cái

5.1. Chữa trị tê ngón chân cái bằng Tây y

-Với trường hợp tê ngón chân cái do thiếu vitamin có thể được chỉ định dùng thuốc cung cấp thêm vitamin cho cơ thể như Fursultiamine, Chondroitin, B6, B2,…

-Nếu bị rối loạn chuyển hóa lipid trong máu thì các loại thuốc có tác dụng kiểm soát lượng lipid trong máu ở mức an toàn, tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe sẽ được sử dụng.

-Với người bệnh thoái hóa cột sống thì có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng điều trị thoái hóa cột sống.

-Nếu bị nhiễm độc, nhiễm trùng có thể được chỉ định những loại thuốc đặc trị, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc lan rộng. Đồng thời dần dần hồi phục khu vực bị tổn thương.

5.2. Điều trị tê ngón chân tại nhà

Cùng với điều trị bằng thuốc thì người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ hiệu quả như:

-Thay đổi tư thế: Người bệnh nên thường xuyên thay đổi tư thế ngồi trong khi làm việc hoặc không nên nằm ngủ 1 bên để máu lưu thông.

-Giữ cân nặng để chân không phải chịu áp lực của trọng lượng từ đó hạn chế việc ngón chân cái bị tê.

-Giữ ấm lòng bàn chân vào những ngày thời tiết lạnh giá sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giúp phòng ngừa được chứng tê bì đầu ngón chân.

-Người bệnh nên thường xuyên vận động để giúp lưu thông máu đến tứ chi, hạn chế tình trạng tê cứng ngón chân.

-Massage lòng bàn chân sẽ khiến giúp lưu thông huyết tốt hơn, nhờ đó giảm tình trạng tê ngón chân cái.

-Ngâm chân với nước ấm vào mỗi tối rất hiệu quả nhất không chỉ phòng các chứng bệnh về xương khớp mà còn giúp giảm tê ngón chân hiệu quả.

Song song với các biện pháp này người bệnh nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị. Sản phẩm thích hợp có chứa Fursultiamine, B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba, cao Blueberry sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid.

 

Và để hỗ trợ điều trị tê ngón chân cái do các bệnh xương khớp thì nên dùng sản phẩm có chứa các thành phần như Canxi nano, Vitamin D3, MK7, Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin… sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp. Đồng thời phòng và cải thiện loãng xương, gãy xương, ngừa gãy xương do loãng xương.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách thoát khỏi bệnh tê bì chân tay và các bệnh liên quan đến thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY.

Tê ngón chân cái không quá nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan. Khi thấy có những dấu hiệu đau nhức, tê bì xuất hiện thường xuyên thì nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng cách.

Rate this post