Home Bệnh về hệ thần kinh Thường xuyên bị tê tay khi ngủ trưa, phải làm sao?

Thường xuyên bị tê tay khi ngủ trưa, phải làm sao?

6182

Dân văn phòng thường tranh thủ giờ nghỉ trưa chợp mắt khoảng 15-20 phút để bắt đầu vào công việc buổi chiều. Sau mỗi lần thức dậy thường bị tê tay do gục đầu xuống bàn để ngủ, cảm giác tê sẽ chấm dứt sau khi vận động vài phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng tê tay kéo dài thường xuyên và khi vận động xong vẫn không đỡ thì hãy nghĩ ngay đến việc cơ thể đang báo động một bệnh lý nào đó? Vậy bị tê tay khi ngủ trưa phải làm sao để trị dứt điểm?

Bị tê tay khi ngủ trưa– do đâu mà có?

Có nhiều nguyên nhân khiến người thì bị tê cánh tay khi ngủ, người lại chỉ bị tê bàn tay khi ngủ, cũng có người bị cả hai.

Thường gặp nhất do tư thế ngủ không đúng

Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa kê tay lên trán, gục đầu xuống bàn làm cho động mạch vùng cổ và một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép.

Cụ thể việc nằm ngủ quá lâu trong một tư thế có sự đè, gác, gối lên những điểm của cơ và chèn ép mạch máu khiến cho lưu thông khó khăn đến các bộ phận khác trên cơ thể, các dây thần kinh không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến cho tay bị tê khi ngủ.

Chính thói quen và tư thế ngủ không đúng như vậy vào bất cứ thời điểm nào dù là ngủ trưa hay buổi tối đều khiến tay trái hoặc tay phải bị tê ngay trong khi ngủ (tùy thuộc vào việc chúng ta nằm nghiêng, gối đầu và tỳ đè lên cánh tay trái hoặc phải).

tê tay khi ngủ trưa
Thường xuyên bị tê tay khi ngủ trưa, phải làm sao?

Bị tê tay khi ngủ trưa báo hiệu bệnh lý nguy hiểm

Bệnh thoái hóa cột sống cổ

Một trong những dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ là triệu chứng tê tay khi ngủ trưa.  Khi cột sống cổ bị thoái hóa, rễ dây thần kinh tủy sống bị chèn ép khiến cho người bệnh có cảm giác bị tê tay khi ngủ trưa. Ban đầu, bệnh có thể gây đau nhức, tê vùng cổ và bải vai, sau đó bệnh di chuyển xuống vùng cánh tay rồi đến thắt lưng và xuống hai chân. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nghiêm trọng khiến tay hoạt động kém, mất cảm giác và có thể gây liệt tay.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đây là một bệnh lý về cột sống gây đau nhức, tê bì khó chịu, bởi nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh gây đau vùng vai gáy, cổ, cánh tay, kèm theo cảm giác tê bì cánh tay, các ngón tay, các khớp bị căng cứng, khó cử động và cầm nắm đồ vật.

Bệnh tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng nhất là kiểm soát được đường huyết và trị biến chứng thần kinh ngoại vi gây các hiện tượng như tê tay khi ngủ, tê bì chân…Sở dĩ bệnh tiểu đường gây hiện tượng thường xuyên tê tay khi ngủ trưa là do tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Lâu ngày, các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn.

Phải làm sao để trị chứng tê tay khi ngủ trưa hiệu quả

Nếu bị tê tay khi ngủ trưa do tư thế ngủ không đúng, rất đơn giản chỉ cần chú ý thay đổi tư thế thường xuyên, nên để tay gác lên những gối, đệm mềm có chiều cao phù hợp. Chăm chỉ vận động, massage thường xuyên kết hợp ăn uống phù hợp sẽ khắc phục được chứng tê tay khi ngủ.

Đối với trường hợp  bị tê tay khi ngủ do các bệnh lý, thì nhất thiết phải điều trị bệnh căn nguyên, chẳng hạn bị tiểu đường thì phải kiểm soát đường huyết ở mức cho phép, bị mỡ máu cao thì phải điều chỉnh để chỉ số Cholesterol toàn phần trong máu bình thường, …Với những bệnh lý liên quan tới xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ …..thì phải tích cực điều trị, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp bằng sản phẩm có chứa Canxi dạng nano, Vitamin D3, MK7 cùng đa dạng các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, magie, đồng, bonron, mangan, silic, DHA, quercetin. Sản phẩm này giúp vảo vệ xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương như giảm mật độ xương, loãng xương, nhờ vậy mà tạo cho cột sống cổ trụ đỡ vững chắc hơn.

Ngoài việc điều trị bệnh căn nguyên, phải song song điều trị cả tổn thương thần kinh, mạch máu – một trong những biến chứng sớm của bệnh là chứng tê tay khi ngủ trưa bằng các sản phẩm chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao Blueberry … giúp phục hồi các tổn thương mạch máu và dây thần kinh do thoái hóa chèn ép, giúp giảm tê nhức âm ỉ.

Tìm hiểu thêm tại đây:

Rate this post