Home Bệnh về hệ thần kinh Thường xuyên bị tê tay khi ngủ, khắc phục thế nào ?

Thường xuyên bị tê tay khi ngủ, khắc phục thế nào ?

10550

Ai trong chúng ta cũng thi thoảng bị tê tay khi ngủ, cảm giác cánh tay, bàn tay bị tê bại đi không hề dễ chịu, có nhiều người lại thường xuyên gặp hiện tượng này khiến cơ thể mệt mỏi sau mỗi giấc ngủ. Không những thế thường xuyên bị tê tay khi ngủ rất có thể là biểu hiện biến chứng sớm của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy tê tay khi ngủ là bệnh gì? Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả ra sao? Khắc phục thế nào cho hiệu quả?

Nhận diện các dấu hiệu của bệnh tê tay khi ngủ

Tê tay khi ngủ là tình trạng bị tê rần vùng gáy và một bên tay (vị trí từ vai xuống đến các ngón tay) trong khi ngủ hoặc khi thức giấc. Cụ thể từ cánh tay, bàn tay đếnngón tay, nhức mỏi vào ban đêm, khoảng từ 2 giờ sáng trở đi. Thường xuyên bị tê tay khi ngủ xảy ra đối với bất kỳ ai, nhưng nhiều hơn với độ tuổi 45 đến 70 tuổi.

Thường xuyên bị tê tay khi ngủ
Tìm hiểu xem : Thường xuyên bị tê tay khi ngủ do đâu mà có

Mặc dù hiện tượng tê tay khi ngủ hoặc khi thức dậy không trực tiếp gây nguy hiểm tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng sống của bất kỳ ai, hơn nữa nếu thường xuyên bị tê tay khi ngủ phần đa là dấu hiệu cảnh báo sớm cơ thể chúng ta đang mắc bệnh lý nào đó. Nếu không điều trị sớm thì chỉ từ việc hay bị tê tay khi ngủ cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, hậu quả đáng tiếc.

Bởi ban đầu là hiện tương tê tay, dần dần chuyển nặng hơn sẽ là  cảm giác đau nhức, châm chích và mỏi, tê bại tay. Cơn tê mỏi có thể lan lên cả cánh tay. Khi bệnh nặng thì vùng cánh tay, bàn tay và các ngón tay bì đi, mất cảm giác, giảm khả năng vận động.

Bị tê tay khi ngủ – do đâu mà có?

Có nhiều nguyên nhân khiến người thì bị tê cánh tay khi ngủ, người lại chỉ bị tê bàn tay khi ngủ, cũng có người bị cả hai.

Thường gặp nhất do tư thế ngủ không đúng

Rất nhiều người có thói quen ngủ gối quá cao, hoặc tư thế ngủ ngoẹo đầu làm cho động mạch vùng cổ và một vài dây thần kinh cổ cánh tay bị chèn ép.

Cụ thể việc nằm ngủ quá lâu trong một tư thế có sự đè, gác, gối lên những điểm của cơ và chèn ép mạch máu khiến cho lưu thông khó khăn đến các bộ phận khác trên cơ thể, các dây thần kinh không được cung cấp đủ oxy sẽ khiến cho tay bị tê khi ngủ.

Chính thói quen và tư thế ngủ không đúng như vậy vào bất cứ thời điểm nào dù là ngủ trưa hay buổi tối đều khiến tay trái hoặc tay phải bị tê ngay trong khi ngủ (tùy thuộc vào việc chúng ta nằm nghiêng, gối đầu và tỳ đè lên cánh tay trái hoặc phải).

Bị tê tay khi ngủ do các bệnh lý

Khi đó, các lỗ liên hợp vùng cổ bị hẹp lại, hoặc các dây thần kinh, mạch máu vùng đó bị tổn thương.các dây thần kinh bị chèn ép, hầu như người bệnh đều có cảm giác tê tay sẽ xuất hiện vào lúc sáng sớm sau khi người bệnh ngủ dậy. Khi các dây thần kinh ngón tay và cổ tay bị chèn ép thì nó sẽ trực tiếp gây ra tình trạng đau nhói, tê tê ở vùng tay, đặc biệt là ở ngón ngữa.

  • Bệnh thoái hóa cột sống cổ

Một trong những dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ là triệu chứng tê tay khi ngủ. Khi cột sống cổ bị thoái hóa,  rễ dây thần kinh tủy sống bị chèn ép khiến cho người bệnh có cảm giác bị tê tay khi ngủ. Ban đầu, bệnh có thể gây đau nhức, tê vùng cổ và bải vai, sau đó bệnh di chuyển xuống vùng cánh tay rồi đến thắt lưng và xuống hai chân. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nghiêm trọng khiến tay hoạt động kém, mất cảm giác và có thể gây liệt tay.

Tìm hiểu thêm: Tê tay do thoái hóa đốt sống cổ: Điều trị như thế nào?

  • Thoát vị đĩa đệm cổ

Đây là một bệnh lý về cột sống gây đau nhức, tê bì khó chịu, bởi  nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh gây đau vùng vai gáy, cổ, cánh tay, kèm theo cảm giác tê bì cánh tay, các ngón tay, các khớp bị căng cứng, khó cử động và cầm nắm đồ vật.

  • Gai đốt sống cổ

Gai đốt sống cổ là một biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Khi lớp sụn bọc lấy đĩa đệm giữa các đốt sống bị hư tổn, thoái hóa gây mất chức năng đệm giữa các xương dẫn tới mâm đốt sống phải chịu lực quá mức, sẽ hình thành các vành đai xương để tăng khả năng chịu lực, tạo thành các gai xương ở rìa các thân đốt sống cổ. Người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau ê ẩm vùng sau gáy và nhức mỏi từ bả vai xuống tới cánh tay. Số khác có thể bị đau buốt lên đỉnh đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, tê tay khi ngủ.

  • Bệnh tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng nhất là kiểm soát được đường huyết và trị biến chứng thần kinh ngoại vi gây các hiện tượng như tê tay khi ngủ, tê bì chân…Sở dĩ bệnh tiểu đường gây hiện tượng thường xuyên tê tay khi ngủ là do tình trạng đường máu cao kéo dài sẽ gây tổn thương (tắc, hẹp) các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh. Lâu ngày, các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn.

Không nên bỏ qua: TÊ BÌ CHÂN TAY Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (ĐTĐ) – BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM

  • Mỡ máu cao

Đây là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, mỡ máu cao là khi chỉ số Cholesterol xấu trong máu tăng cao gây xơ vữa thành động mạch, khiến lưu thông máu kém, tê tay khi ngủ là một trong những hậu quả tất yếu xảy đến. Lúc này, hình thành cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa bong ra gây tắc mạch, nhất là tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch não gây đột quỵ.

Chữa trị hiện tượng bị tê tay khi ngủ hiệu quả

Thay vì hàng ngày phải chịu đựng chứng tê tay thì cần sớm chữa trị bằng nhiều cách .

  • Nếu bị tê tay khi ngủ do tư thế ngủ không đúng, rất đơn giản chỉ cần chú ý thay đổi tư thế thường xuyên, nên để tay gác lên những gối, đệm mềm có chiều cao phù hợp. Chăm chỉ vận động, massage thường xuyên kết hợp ăn uống phù hợp sẽ khắc phục được chứng tê tay khi ngủ.
Tê tay, Tê chân đã có cách điều trị nhờ Vững Cốt
Để được tư vấn về sản phẩm có chứa “bộ ba thành phần này” liên hệ 1900.1259!
  • Đối với trường hợp  bị tê tay khi ngủ do các bệnh lý, thì nhất thiết phải điều trị bệnh căn nguyên, chẳng hạn bị tiểu đường thì phải kiểm soát đường huyết ở mức cho phép, bị mỡ máu cao thì phải điều chỉnh để chỉ số Cholesterol toàn phần trong máu bình thường, …Với những bệnh lý liên quan tới xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai đốt sống cổ thì phải tích cực điều trị, ngăn ngừa thoái hóa xương khớp bằng sản phẩm có chứa Canxi dạng nano, Vitamin D3, MK7 cùng đa dạng các dưỡng chất thiết yếu như kẽm, magie, đồng, bonron, mangan, silic, DHA, quercetin. Sản phẩm này giúp vảo vệ xương luôn chắc khỏe, dẻo dai, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương như giảm mật độ xương, loãng xương, nhờ vậy mà tạo cho cột sống cổ trụ đỡ vững chắc hơn.
Bộ tứ khắc phục hiệu quả Tê bì chân tay
Để được tư vấn về sản phẩm có chứa “bộ tứ thành phần này” liên hệ 1900.1259!
  • Bên cạnh điều trị bệnh căn nguyên, phải song song điều trị cả tổn thương thần kinh, mạch máu – một trong những biến chứng sớm của bệnh là chứng tê tay khi ngủ bằng các sản phẩm chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao Blueberry … giúp phục hồi các tổn thương mạch máu và dây thần kinh do thoái hóa chèn ép, giúp giảm tê nhức âm ỉ.

Muốn chấm dứt hiện tượng thường xuyên bị tê tay khi ngủ, nhất thiết phải kết hợp đồng bộ 2 biện pháp vừa trị bệnh gốc, vừa điều trị tổn thương thần kinh, mạch máu. Đây chính là cách khắc phục hiệu quả, bền vững nhất cho những ai thường xuyên bị tê tay khi ngủ.

2/5 - (4 votes)