Home Bệnh về hệ thần kinh KHÁM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO VÀ NÊN KHÁM...

KHÁM TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO NHƯ THẾ NÀO VÀ NÊN KHÁM Ở ĐÂU?

366

Tai biến mạch máu não được biết tới là một căn bệnh nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, thậm chí có tỷ lệ tử vong cao. Vậy cách khám tai biến mạch máu não như thế nào và nên khám ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Những ai có nguy cơ bị tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là bệnh lý xảy ra khi máu cũng như oxy không thể lên não, khiến não bộ bị mất chức năng một cách đột ngột. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều di chứng nguy hiểm, hoặc thậm chí tử vong.

Trước kia, bệnh thường gặp ở người già. Thế nhưng hiện nay số người trẻ bị tai biến ngày càng tăng do lối sống phản khoa học. Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ cao mắc tai biến mạch máu não cần lưu ý đó là:

-Người bị tăng huyết áp.

-Người mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu…

-Người mắc các bệnh về tim mạch như: mạch vành, van tim, loại nhịp tim.

-Người có tiền sử gia đình mắc tai biến.

-Ngoài ra, những đối tượng bị béo phì, thừa cân, hay hút thuốc lá, bị stress nặng, lười vận động… cũng dễ bị tai biến mạch máu não.

2. Cách khám bệnh nhân tai biến mạch máu não

Thông thường khi khám tai biến mạch máu não sẽ cần thực hiện 3 bước: chẩn đoán, xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh.

2.1. Chẩn đoán

Ở bước đầu tiên này, người bệnh sẽ được chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên những triệu chứng cơ bản như:

-Một bên mặt bị chảy xệ

-Đau đầu, chóng mặt, ù tai…

-Người bệnh khó nói hoặc không thể nói

-Một bên cánh tay không nâng lên được, khó cầm nắm đồ vật…

Để kết quả chẩn đoán chính xác hơn, trong quá trình khám tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số vấn đề như:

-Hỏi han bệnh nhân về các thông tin lịch sử bệnh lý, triệu chứng, thời gian bắt đầu có dấu hiệu bị tai biến, có đang dùng thuốc điều trị gì không,…

-Kiểm tra thị lực, khả năng ngôn ngữ.

-Kiểm tra tay, chân xem có bị tê bì, yếu hơn không.

-Kiểm tra khả năng thăng bằng, di chuyển, mức độ tỉnh táo.

-Kiểm tra huyết áp, nhịp tim có bình thường không.

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người bệnh có mắc tai biến mạch máu não hay không và tiếp tục tiến hành xét nghiệm khác nếu cần.

2.2. Xét nghiệm máu

Bước thứ hai trong quá trình khám tai biến mạch máu não đó là xét nghiệm máu, gồm 2 giai đoạn:

-Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm này sẽ cho ta biết các chỉ số về tiểu cầu (tế bào làm đông máu), hồng cầu, bạch cầu, nồng độ chất điện giải trong máu,… Khi số lượng các thành phần tế bào trong xét nghiệm có sự thay đổi bất thường, tức là bệnh nhân đang gặp một bệnh lý nào đó, cần phân tích sâu hơn.

-Xét nghiệm đông máu: Đây là xét nghiệm để kiểm tra tốc độ đông máu ở người bệnh. Nếu tốc độ đông máu quá chậm, bệnh nhân có thể bị rối loạn chảy máu. Cũng nhờ vào các xét nghiệm này mà chúng ta sẽ tìm ra được nguyên nhân chảy máu bất thường, đánh giá được tình trạng một số bệnh lý về gan, thận, tim,… liên quan đến rối loạn đông máu nếu có.

2.3. Xét nghiệm hình ảnh

Bước cuối cùng trong quá trình khám tai biến mạch máu não là xét nghiệm hình ảnh bằng một số phương pháp như:

-Chụp cắt lớp vi tính (CT): Đây là kỹ thuật cho phép phóng một chùm tia X liên tục qua cơ thể theo lát cắt ngang. Với bệnh tai biến, chụp CT được áp dụng để phát hiện những vấn đề bất thường về não bộ như: khối máu tụ dập não, thiếu máu, chảy máu,…

-Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sẽ sử dụng sóng vô tuyến từ tính và cho ra các hình ảnh về não bộ chi tiết hơn so với chụp CT, giúp bác sĩ nắm được rõ thông tin về vị trí thương tổn.

-Chụp động mạch não: Đây là xét nghiệm để quan sát và đánh giá tình trạng chức năng đưa máu lên não của động mạch, xem xét các mạch máu cung cấp máu cho não có bị hẹp hay tắc nghẽn không.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân mắc tai biến là do có cục máu đông hình thành ở tim và đi lên não. Do đó, bác sĩ có thể làm những xét nghiệm sau:

-Điện tâm đồ (ECG): Là phương pháp theo dõi tốc độ, nhịp điệu, hoạt động của tim. Từ đó sẽ phát hiện ra các bệnh lý ở người bệnh như: nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim,…

-Siêu âm tim: Sử dụng sóng siêu âm tần số cao để thăm dò và có những hình ảnh về tim, cấu trúc liên quan đến tim. Siêu âm tim sẽ kiểm tra về kích thước, tình trạng hoạt động của tim, van tim, có các cục máu đông không,…

3. Địa chỉ khám tai biến mạch máu não

Một số địa chỉ khám tai biến mạch máu não uy tín, nổi tiếng được nhiều người lựa chọn mà bạn có thể tham khảo đó là:

Khu vựcBệnh việnĐịa chỉ
Hà NộiBệnh viện Bạch Mai78 Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh viện Hữu NghịSố 1 Trần Khánh Dư, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Bệnh viện Việt Đức40 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện E78 -79 Trần Cung, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí MinhBệnh viện Chợ Rẫy201B, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP. HCM
Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí MinhCS 1: 215 đường Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TP. HCM

CS 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Quận 5, TP. HCM

Bệnh viện Thống NhấtSố 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, Tân Bình, TP. HCM
Bệnh viện Nhân Dân 115527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, Quận 10, TP. HCM
Bệnh viện Quận Thủ Đức29 Phú Châu, Tam Phú, TP Thủ Đức, TP. HCM

4. Điều trị tai biến mạch máu não như thế nào?

Tùy theo loại tai biến mà người bệnh mắc phải sẽ có những phương pháp điều trị riêng, cụ thể:

4.1. Điều trị tai biến do thiếu máu não cục bộ

Với trường hợp này, người bệnh có thể được tiêm thuốc làm tan cục máu đông nếu cấp cứu trong 3-4 giờ từ khi bị tai biến. Nếu không, bệnh nhân sẽ được kê thuốc chống tập kết tiểu cầu để làm loãng hoặc ngăn cục máu đông phát triển hoặc thực hiện thủ thuật loại bỏ cục máu đông.

4.2. Điều trị tai biến do xuất huyết não

Với dạng tai biến này, các bác sĩ sẽ kê thuốc, kết hợp các thủ thuật điều trị nhằm kiểm soát việc chảy máu não như:

-Dừng sử dụng thuốc làm loãng máu (nếu bệnh nhân đang dùng).

-Với người bệnh xuất huyết não do huyết áp cao sẽ được dùng thuốc hạ huyết áp.

-Với người bệnh xuất huyết não do vỡ phình động mạch sẽ được thực hiện thủ thuật kẹp phình động mạch.

-Với người bệnh xuất huyết não do dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ các dị tật này.

Việc khám tai biến mạch máu não và điều trị căn bệnh này đòi hỏi cần có thời gian và tay nghề cao của các bác sĩ. Để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người mắc tai biến nên kết hợp sử dụng sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh có chứa các thành phần như:

-Cao Blueberry giúp ổn định huyết áp, giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa những bệnh tim mạch.

-Ginkgo biloba được chiết xuất từ cao chế của lá cây bạch quả, giúp tăng chức năng tuần hoàn não, chống oxy hóa, chống đông máu, hỗ trợ điều trị các bệnh về trí não và máu.

-Chondroitin có công dụng hàn gắn các màng dây thần kinh.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều dưỡng chất khác như vitamin B2, magie stearat, Pyridoxine, Fursultiamine,… hỗ trợ cung cấp dinh dưỡng cho não bộ và giảm đau nhức dây thần kinh. Chính bởi những công dụng trên, sản phẩm này không chỉ phát huy hiệu quả trong quá trình điều trị tai biến, mà còn được dùng để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

>> Xem thêm: Bí quyết phòng ngừa tai biến và phục hồi sau tai biến hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản về việc khám tai biến mạch máu não, cũng như có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình!

Rate this post