Home Bệnh về hệ thần kinh Tê tay mất cảm giác – triệu chứng không nên coi thường

Tê tay mất cảm giác – triệu chứng không nên coi thường

5127

Hỏi: Trường hợp tê tay mất cảm giác

Chào bác sĩ! 1 tuần trở lại đây sau khi tôi làm việc nắng nóng thì ngón tay bị tê mất cảm giác, cảm giác rất khó chịu. Xin hỏi bác sĩ triệu chứng tay bị tê mất cảm giác là bị bệnh gì và có cách nào điều trị không? Xin cảm ơn bác sĩ! (Phương Hà – Lào Cai)

Đáp: Tê tay mất cảm giác – triệu chứng không nên coi thường

Phương Hà thân mến!

Nguyên nhân gây tê tay thường gặp nhất là do mắc hội chứng ống cổ tay, co thắt mạch máu ngoại vi, rối loạn canxi huyết.

Hội chứng ống cổ tay xuất hiện là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Ở cổ tay dây thần kinh giữa đi trong một bao, gọi là ống cổ tay. Ống cổ tay được tạo bởi phía dưới và 2 bên là các xương của cổ tay, phía trên có một tấm gân rộng gọi là cân ngang của cổ tay phủ lên như một cái mái.

Dây thần kinh giữa có chức năng nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của ngón tay. Vì ống cổ tay khá chật, khi nó chít hẹp lại thì dây thần kinh giữa bị chèn ép gây ra hội chứng ống cổ tay. Bệnh thường gặp ở những người lao động dùng nhiều động tác lắc cổ tay như băm chặt…Một số bệnh như viêm đa dây thần kinh, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm gây chấn thương vùng cổ tay, chấn thương vùng cổ tay.

tê tay mất cảm giác
Tê tay mất cảm giác – triệu chứng không nên coi thường

Dấu hiệu của chứng tê tay mất cảm giác

Dấu hiệu ban đầu là tê ngón tay, tê tay mất cảm giác, cùng với ngón trỏ và ngón giữa. Thường gặp nhất là người bệnh chỉ thấy tê ngón trỏ và ngón giữa. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh cảm thấy tê ở tất cả các ngón tay và tê nhiều hơn ở ngón giữa và ngón trỏ.

Tê tay thường xuất hiện khi cử động bàn tay như cầm nắm dụng cụ lao động lâu, lái xe máy đi xa, có khi đang đi xe phải dừng lại và vẩy tay mấy cái cho đỡ tê rồi mới đi tiếp được, có khi tê tay xuất hiện trong lúc nghỉ ngơi như khi đang ngủ chợt tỉnh giấc vì tê và đau các ngón tay, người bệnh phải dậy đi lại và vẩy ra một lúc cho đỡ tê mới ngủ tiếp được. Thời gian đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở một tay và thường là ở tay thuận hay làm động tác lắc cổ tay. Tuy nhiên, về sau có thể tay bên kia cũng bị tê.\

Chữa trị chứng tê tay mất cảm giác

Khi xác minh được tình trạng tê tay do các bệnh lý về xương khớp hay do thiếu canxi thì việc đầu tiên cần bổ sung đầy đủ và đúng cách số lượng canxi mà cơ thể cần mỗi ngày. Đồng thời, hãy đảm bảo nó được hấp thụ tốt nhất bằng cách kết hợp bổ sung với Vitamin D và MK7 (2 dưỡng chất này sẽ giúp vận chuyển canxi vào tận máu và xương). nên lựa chọn sản phẩm chứa đủ bộ 3: Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và sử dụng đúng liều lượng hoặc theo từng đợt.

Đối với trường hợp tê tay do các bệnh mãn tính như thiếu máu não, viêm dây thần kinh do bệnh tiểu đường….Cần tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ bằng việc kiểm soát bệnh tốt nhất và đi khám bệnh định kỳ để kịp thời điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị nguyên nhân gây bệnh, cần phải điều trị cả biểu hiện tê tay bằng sản phẩm chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và Cao Blueberry. Đây là những dưỡng chất giúp phục hồi dây thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp máu đến các chi được ổn định, nhờ đó góp phần khắc phục hiện tượng tê bàn tay hiệu quả.

Để phòng bệnh hiệu quả, cần chú ý thực hiện những động tác khởi động cổ tay trước khi lao động hay đối với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chặt, quay cổ tay để giồng dây câu cá, lái xe máy đi xa…Vì khi khởi động như vậy, các cơ và khớp cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh những chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay.

Tìm hiểu thêm tại đây:

Rate this post