Home Bệnh về hệ thần kinh Chứng tê bì chân tay CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỒI LÂU BỊ TÊ CHÂN

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỒI LÂU BỊ TÊ CHÂN

363

Ai cũng có thể gặp tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Đây có thể là việc rất bình thường nhưng cũng có thể là do bệnh lý về xương khớp hay tổn thương dây thần kinh gây nên. Cùng tìm hiểu về tình trạng này và cách khắc phục ngồi lâu bị tê chân.

ngồi lâu bị tê chân

1. Ngồi lâu bị tê chân là bệnh gì?

Ngồi lâu bị tê chân là tình trạng rất hay thường gặp, thường xảy ra khi bạn ngồi trong một thời gian dài với các biểu hiện như mất cảm giác ở một bàn chân hoặc cả hai bên chân, bao gồm cả những ngón chân. Hay nói cách khác là chân của bạn sẽ tạm thời tê liệt, mất đi cảm giác và không cảm nhân được nếu có tác động từ bên ngoài.

Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh mãn tính như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau cơ xơ hóa…

2. Nguyên nhân gây tê chân khi ngồi lâu là gì?

2.1. Nguyên nhân sinh lý

Những người có thói quen uống rượu bia có thể bị tê chân khi ngồi lâu do chất kích thích từ rượu sẽ gây tổn thương thần kinh dẫn đến bị tê chân, đặc biệt là tê ở bàn chân. Rượu cũng là nguyên nhân chính gây giảm lượng vitamin B như B1, B9 và B12, những chất tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.

Thói quen ngồi xổm cũng là nguyên nhân gây tê chân khi ngồi. Tư thế này gây tắc nghẽn hoạt động lưu thông máu và dễ làm tê cứng chân khi đứng lên, ngồi xuống. Đây cũng là tư thế dễ dây tổn thương hệ thống thần kinh tọa, khi chân phải gánh chịu phần lớn trọng lượng của thân trên.

Những người làm công việc văn phòng là đối tượng dễ gặp tình trạng ngồi lâu bị tê chân. Tư thế bất động trong thời gian dài làm hoạt động tuần hoàn bị tắc nghẽn khiến lượng máu lưu thông không đều.

Những chấn thương liên quan đến cột sống hoặc ống cổ chân cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác lòng bàn chân. Nếu như chấn thương không được điều trị triệt để, dẫn đến viêm nhiễm sẽ làm tăng sự nhạy cảm của hệ thần kinh dẫn đến tê mỏi.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

-Người bệnh tiểu đường dễ bị tê mỏi tay chân, đặc biệt là khu vực ống khuyển và bàn chân do lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh..

-Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp mãn tính có ảnh hưởng trực tiếp đến các chi liên quan như tay và chân. Rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến bị tê chân, cơn đau nhức lưng có thể lan xuống chân.

-Hội chứng ống cổ chân tuy hiếm gặp hơn hội chứng ống cổ tay nhưng lại là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng tê chân, xảy ra do dây thần kinh chạy xuống phía chân dọc theo hướng mắt cá chân và chạy vào lòng bàn chân bị nén, gây chèn ép hoặc tổn thương.

-Đau thần kinh tọa là tình trạng một trong các dây thần kinh tọa nối liền từ vị trí đốt sống đến hông, mông, đùi và bàn chân bị chèn ép. Lâu ngày sẽ gây ứ huyết hoặc tắc nghẽn lưu thông làm việc truyền dẫn khí huyết không được thuận lợi dễ dẫn đến hiện tượng bị tê mỏi.

-Bệnh động mạch ngoại biên cũng là nguyên nhân gây tê chân do hoạt động mạch máu ngoại biên ở chân, cánh tay và dạ dày bị thu hẹp, từ đó làm giảm lượng máu được bơm cũng như giảm lưu lượng máu. Chân là bộ phận dễ mức tình trạng này nhất.

-Đau cơ xơ hóa là cơn đau mãn tính có thể gây đau nhức toàn thân, gây tê chân và ngứa ran lòng bàn chân.

-Đa xơ cứng cũng là nguyên nhân có thể gây tê chân tổn thương thần kinh gây tê tại một số khu vực nhỏ trên cơ thể hoặc ở toàn bộ chi.

3. Các triệu chứng thường gặp

Cùng với tình trạng tê chân thì còn có thể có một số triệu chứng đi kèm:

-Tình trạng tê chân kéo dài trong thời gian dài.

-Tê chân xuất hiện kèm theo một số triệu chứng mãn tính khác.

-Chân tê mỏi, có sự thay đổi về màu sắc, nhiệt độ của chân và bàn chân.

-Bàn chân hoặc các đầu ngón chân có biểu hiện sưng tấy, phù nề.

-Bạn có thể hay quên, dễ nhầm lẫn, có thể bị chóng mặt.

-Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột.

-Tình trạng tê chân xảy ra sau chấn thương đầu hoặc cột sống.

-Đau đầu dữ dội, khó thở và co giật.

4. Chẩn đoán và điều trị tê chân do ngồi lâu

4.1. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và hỏi về bệnh sử cũng như những căn bệnh có liên quan có thể di truyền từ gia đình. Sau đó bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành một số xét nghiệm nếu như nghi ngờ khả năng tê chân do bệnh gây ra:

-Điện cơ để đo lường vận động của cơ bắp.

-Chụp cộng hưởng từ MRI.

-Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.

-Chụp X-quang.

4.2. Điều trị

Để có thể chấm dứt tình trạng tê chân thì bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng này do nguyên nhân sinh lý gây nên thì bạn có thể chữa tại nhà và không cần dùng đến thuốc. Còn nếu do nguyên nhân bệnh lý gây nên thì cần điều trị căn nguyên theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc mà không có chi định.

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị gồm có:

-Thuốc corticosteroid: Là nhóm thuốc có tác dụng chính giúp giảm viêm, giảm tê chân do bệnh đa xơ cứng (MS).

-Thuốc Gabapentin và pregabalin: Thường được dùng cho người bị bệnh thần kinh biến chứng từ tiểu đường, bệnh nhân đau cơ xơ hóa, đa xơ cứng.

-Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm các nhóm thuốc điều trị tê chân do đau cơ xơ hóa như duloxetine và milnacipran.

4.3. Một số bài thuốc dân gian giúp điều trị tê chân tại nhà

-Ngải cứu chữa tê chân: Bạn cần chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch rồi giã với một vài hạt muối, sau đó đổ một ít nước nóng lên. Tiếp đến dùng cả phần nước và bã của ngải cứu đắp lên vị trí bị tê giữ trong 30 phút. Ngải cứu ngoài tác dụng giảm sưng, đau nhức xương khớp còn giúp giảm tê chân.

-Lá lốt chữa tê chân: Dùng 15g lá lốt tươi – 5g lá lốt dạng khô. Sau khi rửa sạch thì cho nguyên liệu vào nồi nấu với 2 bát nước, sắc đến khi còn nửa bát thì tắt bếp và dùng uống vào buổi tối sau khi ăn cơm.

5. Cải thiện tình trạng ngồi lâu bị tê chân

5.1. Thay đổi thói quen khi làm việc

Nếu công việc của bạn phải đứng lâu hay ngồi làm việc thì nên thư giãn và nghỉ ngơi sau khoảng 1 tiếng làm việc bằng cách đứng dậy vận động nhẹ nhàng để chân tay được co duỗi, máu lưu thông và các dây thần kinh cũng được giải tỏa căng thẳng.

5.2. Nghỉ ngơi

Hãy đảm bảo bạn được ngủ đủ giấc và có thời gian nghỉ trưa, nếu thiếu ngủ sẽ làm cho tình trạng tê ở chân nặng nề hơn.

5.3. Chọn quần áo, giày dép

Hãy chọn những trang phục thoải mái, tránh mặc đồ bó sát vì trang phục này và việc ngồi làm việc cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân. Ngoài ra cũng nên hạn chế mang giày cao gót, đi giày vừa chân để tránh gây đau và tắc nghẽn máu đến các ngón chân.

5.4. Luyện tập thể dục

Luyện tập thể dục thường xuyên đều đặn là cách tăng sự dẻo dai của đôi. Các môn thể thao như yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe, thiền, aerobic, pilates,… sẽ giúp bạn thúc đẩy máu huyết đi đến các cơ quan, từ đó giúp làm căng giãn cơ bắp, giảm tê bì chi dưới.

5.5. Bổ sung dưỡng chất

Bạn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng. Cơ thể cần các loại vitamin và khoáng chất như vitamin B1 – B6 – B12 – D, canxi, magie, kali, sắt, acid folic… Bạn có thể thấy các dưỡng chất này có trong thịt tươi, cá biển, rau xanh, trái cây,… Đồng thời cũng nên tránh các đồ uống có chứa chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá, tránh không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh…

5.6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bạn nên chủ động đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ thoái hóa xương khớp. Đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp như người làm việc văn phòng, người thường xuyên lao động nặng, bệnh nhân tiểu đường… thì càng nên chú ý kiểm tra sức khỏe khi thấy tê nhức chân tay.

Cùng với các cách giúp cải thiện tình trạng ngồi lâu bị tê chân bạn nên bổ sung thêm dưỡng chất từ sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Sản phẩm này sẽ có công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê tay chân, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid.

Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp. Nếu muốn cải thiện tình trạng tê chân do các nguyên nhân là bệnh xương khớp bạn nên bổ sung thêm Canxi nano, vitamin D3, MK7, Magie, Kẽm, Mangan… sẽ giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp.

Rate this post