Home Bệnh về hệ thần kinh NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ CHO...

NGƯỜI BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH NÊN ĂN GÌ, KIÊNG GÌ CHO PHÙ HỢP?

393

Bên cạnh các biện pháp điều trị thông thường thì việc duy trì một chế độ ăn khoa học cũng là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát được tình trạng bệnh lý. Vậy người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

rối loạn tiền đình nên ăn gì

1. Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Một trong những điều tối quan trọng cần ghi nhớ trong thực đơn của người bị rối loạn tiền đình là tăng cường bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể. Điều này sẽ góp phần tăng cường sức khỏe, bảo vệ hệ thống thần kinh cho người bệnh. Dưới đây là 4 loại vitamin thiết yếu dành cho người bị rối loạn tiền đình.

1.1. Thực phẩm giàu Vitamin B6

Vitamin B6 là dưỡng chất quan trọng đối với hệ thần kinh của con người. Chúng có tác dụng tăng cường chuyển hóa hồng cầu, giảm chứng đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn do rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, vitamin B6 còn giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt và làm giảm nguy cơ bị chuột rút, đau mỏi cơ bắp và tim mạch.

Người bệnh hãy bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 dưới đây:

-Thịt gà bỏ da, cá,…

-Các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…

-Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…

1.2. Thực phẩm chứa Vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm giảm bớt các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt thường gặp ở người rối loạn tiền đình.

Vitamin C có rất nhiều trong rau xanh và các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, kiwi, ổi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ,…

1.3. Vitamin D

Đây là một trong những nhóm vitamin rất cần thiết đối với những người bị rối loạn tiền đình. Bổ sung đủ lượng vitamin D sẽ giúp khắc phục chứng xơ cứng tai thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Người bệnh có thể bổ sung vitamin D qua những thực phẩm sau:

-Các loại thủy hải sản như cá hồi, hàu, tôm…

-Lòng đỏ trứng

-Các loại ngũ cốc

-Sữa đậu nành, sữa bò, nước cam, ngũ cốc và bột yến mạch…

1.4. Folate

Folate là một loại vitamin nhóm B. Đây là một trong những vitamin cần được cung cấp hằng ngày cho cơ thể. Acid folic được sử dụng như một loại “thuốc” điều trị một số loại bệnh thiếu máu do thiếu hụt acid folic. Thiếu acid folic sẽ dẫn đến bệnh lý thiếu máu hồng cầu và gây mệt mỏi thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, suy giảm trí nhớ…

Những thực phẩm chứa nhiều folate:

-Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…

-Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…

-Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…

-Trái cây họ cam, quýt.

2. Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng gì?

2.1. Ăn ít chất béo

người bị rối loạn tiền đình không nên ăn gì

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ mà cần phải cân bằng với chất xơ, chất khoáng, vitamin trong bữa ăn là quy tắc mà người bệnh rối loạn tiền đình cần ghi nhớ. Bởi khi tiêu thụ nhiều chất béo sẽ khiến nồng độ cholesterol tăng cao, dễ dẫn tới tắc tĩnh mạch đến não và máu qua vùng tiền đình bị ảnh hưởng.

Chính vì thế, người bệnh nên giảm thiểu chất béo từ mỡ động vật hoặc thức ăn nhanh bằng cách sử dụng các loại chất béo thực vật tốt như: dầu cọ, dầu dừa, oliu…

2.2. Hạn chế ăn mặn

Tránh xa các loại thực phẩm có lượng muối cao, vì nó sẽ gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp, khiến triệu chứng bệnh nặng hơn. Do đó, ngoài việc hạn chế nêm thêm muối khi nấu ăn, người bệnh cũng nên “cạch mặt” các món như mì ống, nước sốt, dưa muối chua…

2.3. Hạn chế ăn đường

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể tiến triển trầm trọng hơn bởi chế độ ăn uống chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo khác. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt… trong thời gian điều trị bệnh.

2.4. Hạn chế những thực phẩm đã qua chế biến

Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh xa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo hoặc đồ ăn nhanh chứa nhiều hóa chất bảo quản. Các loại thực phẩm này sẽ gây kích thích phản ứng viêm và làm cho bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên nặng hơn.

2.5. Giảm thiểu đồ ăn có tính hàn

Những người bị huyết áp thấp, hay choáng váng, thiếu máu và suy nhược cơ thể thì không nên sử dụng thực phẩm có tính hàn như: sắn dây, rau má, mướp đắng… vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của thần kinh.

2.6. Các loại đồ uống nên tránh

Không chỉ riêng người bệnh mà những người bình thường cũng nên hạn chế sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước ngọt, đồ uống có ga… Các chất kích thích này sẽ tác động mạnh vào hệ thần kinh, tăng nguy cơ gây đau đầu, ù tai, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

2.7. Hạn chế các loại thịt đỏ

Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) cung cấp hàm lượng sắt và protein dồi dào. Đồng thời, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh nhân rối loạn tiền đình cần hết sức thận trọng bởi chúng chứa khá nhiều chất béo bão hòa, đồng thời còn làm tăng hàm lượng cholesterol, dễ gây béo phì, tiểu đường và đặc biệt là dễ dẫn đến bệnh Alzheimer.

2.8. Các loại thuốc tránh sử dụng

Một số loại thuốc người bị rối loạn tiền đình cần tránh như: thuốc kháng axit, thuốc kháng viêm như Ibuprofen, nicotine trong thuốc lá… Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chế độ ăn uống dành cho người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học không phải là tất cả những gì bạn cần để chiến thắng căn bệnh này. Mà bạn cần lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, vận động hợp lý và nên kết hợp sử dụng các sản phẩm chức năng có tác dụng làm tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh.

Đặc biệt, khi lựa chọn sản phẩm, bạn nên ưu tiên các thành phần tốt cho hệ thần kinh như:

-Ginkgo biloba: được chiết xuất từ cao chế của lá cây bạch quả. Chúng có công dụng làm tăng chức năng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi bị thiếu oxy.

-Cao Blueberry: được chiết xuất từ quả việt quất giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các tế bào não. Cùng với đó, chất này còn góp phần làm giảm nồng độ cholesterol, cân bằng và ổn định huyết áp.

-Pyridoxine, Fursultiamine, Vitamin B1, B2, B6… có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho hệ thần kinh. Từ đó, giúp não bộ được nuôi dưỡng, bảo vệ, giảm các hiện tượng đau dây thần kinh,…

Nhìn chung, loại sản phẩm hỗ trợ này sẽ làm tăng cường lưu thông máu, giúp não bộ luôn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, đau đầu cũng giảm dần. Từ đó, người bệnh có thể chủ động ngăn ngừa căn bệnh này.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại thực phẩm mà người bị rối loạn tiền đình nên ăn và không nên ăn. Hy vọng những kiến thức trên có thể giúp bạn xây dựng được chế độ ăn khoa học và cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Rate this post