Home Bệnh về hệ thần kinh BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH KHI MANG THAI NÊN LÀM GÌ ĐỂ...

BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH KHI MANG THAI NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN?

351

Theo nghiên cứu đến từ các chuyên gia, có đến 80% phụ nữ khi mang thai bị rối loạn tiền đình. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Triệu chứng của rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai ra sao và điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này trong bài viết sao đây nhé!

bà bầu bị rối loạn tiền đình

1. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình khi mang thai

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình mà nhiều mẹ bầu gặp phải có thể kể đến như:

-Ốm nghén khi mang thai là nguyên nhân đầu tiên có thể gây ra rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai. Khi bị ốm nghén, sản phụ sẽ có cảm giác chán ăn, buồn nôn. Do đó, cơ thể lúc này sẽ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh. Do vậy, khi cơ thể bị thiếu sắt đồng nghĩa với việc lượng máu lưu thông lên não không đủ. Bên cạnh đó, do nội tiết tố thay đổi khi mang thai cũng có thể khiến các mẹ bầu bị huyết áp thấp.

-Nguyên nhân thứ hai dẫn đến rối loạn tiền đình ở phụ nữ có thai đó chính là mẹ bầu bị mắc phải một số bệnh lý như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm tai, viêm xoang hoặc các bệnh liên quan đến thần kinh,…

-Khi có bầu, phụ nữ thường có tâm lý khá căng thẳng do mang thai lần đầu hoặc do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Đây cũng có thể là lý do khiến các mẹ bầu bị rối loạn tiền đình.

-Một nguyên nhân khác khiến phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình đó là sử dụng các loại thuốc không an toàn hoặc sử dụng quá liều, không đúng chỉ định của thuốc.

-Ngoài ra, chế độ sinh hoạt khi mang thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình: thức khuya, mất ngủ kéo dài, sinh hoạt không khoa học,…

phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình

2. Những triệu chứng của rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai

Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai có những triệu chứng rõ rệt mà bạn hoàn toàn có thể nhận ra như:

-Xuất hiện những cơn đau vào lúc nửa đêm hoặc sáng sớm. Những cơn đau này có thể kéo dài từ vài tiếng đến vào ngày, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh rối loạn tiền đình.

-Khi bị những cơn đau do rối loạn tiền đình làm phiền, mẹ bầu sẽ có cảm giác choáng váng, chóng mặt, khó giữ được thăng bằng.

-Thức giấc vào buổi sáng thường có cảm giác lao đao, khi ngồi dậy cảm thấy khó khăn thậm chí đôi khi bị ngã xuống.

-Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mạch đập nhanh hơn, tụt huyết áp.

-Có cảm giác buồn nôn và nôn rất nhiều.

-Xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, cảm giác như có kiến bò dưới da. Đôi lúc bị ù tai.

-Tình trạng mệt mỏi kéo dài dẫn đến tâm trạng phụ nữ khi mang thai dễ bị cáu gắt, khó chịu, lo lắng nhiều, nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm.

3. Rối loạn tiền đình ở phụ nữ mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Thực tế cho thấy, rối loạn tiền đình trong thai kỳ là điều khá bình thường mà bất kỳ chị em nào phụ nữ cũng có thể gặp phải. Các sản phụ bị rối loạn tiền đình vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường, cũng như có sức khỏe đảm bảo sau sinh. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ bầu vẫn phải đối mặt với những triệu chứng của rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mắt, ù tai, tâm lý không ổn định. Những triệu chứng này vẫn có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Ví dụ như:

-Mẹ bị mệt mỏi trong một khoảng thời gian dài, chán ăn tâm lý căng thẳng, thì bé sinh ra có thể bị còi xương, hệ miễn dịch kém.

-Mẹ bầu bị mất thăng bằng, đi đứng chao đảo khi bị rối loạn tiền đình sẽ có khả năng bị té ngã trong quá trình di chuyển. Điều này sẽ khiến gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

-Mẹ bầu lạm dụng thuốc giảm đau, chóng mặt để làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình có thể làm ảnh hướng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Bởi vậy, khi mẹ bầu có những triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình thì cần đến gặp bác sĩ ngay để có thể can thiệp y tế kịp thời.

4. Cách điều trị rối loạn tiền đình cho bà bầu

Để kiểm soát cũng như điều trị rối loạn tiền đình ở bà bầu, chị em có thể lưu lại một số thông tin sau đây:

4.1. Tìm tới các bác sĩ chuyên khoa

Khi thấy mình có những dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, việc đầu tiên sản phụ cần làm đó chính là tìm đến các bác sĩ chuyên khoa. Lúc ấy, bạn sẽ được thăm khám và các bác sĩ sẽ đưa ra những phương án can thiệp phù hợp để hạn chế nhất những biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến mẹ cũng như sự phát triển của bé.

4.2. Tạo cho mình chế độ ăn uống lành mạnh

Bên cạnh việc tìm đến các bác sĩ chuyên khoa, mẹ bầu cũng nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và ăn uống hợp lý hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên giữ cho mình một tinh thần lạc quan, thoải mái để việc điều trị có thể diễn ra thuận lợi.

4.3. Điều trị bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây y thường được các bác sĩ cân nhắc để kê cho phụ nữ có thai bị rối loạn tiền đình như:

-Piracetam Cetampir 800mg: có chứa hoạt chất piracetam, tác động đến não và hệ thần kinh trung ương, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng thiếu hụt oxy.

-Acetyl-DL-Leucine Tanganil 500mg: kiểm soát các triệu chứng chóng mặt trong hội chứng của rối loạn tiền đình.

-Các loại thuốc khác: Ở một số trường hợp bác sĩ có thể sử dụng khẩn cấp 1 viên Acetab 650mg có công dụng hoạt huyết dưỡng não.

-Thuốc bổ chứa Gingko biloba, Piracetam… hỗ trợ điều chỉnh sự suy giảm chức năng tiền đình.

Các loại thuốc Tây y đều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe. Đặc biệt, giai đoạn mang bầu khá nhạy cảm, một số thành phần thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế, người bệnh phải tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa và không được tự ý sử dụng thuốc.

4.4. Chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y

Bên cạnh những loại thuốc Tây y kể trên, các sản phụ cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y để điều trị rối loạn tiền đình. Nguyên tắc điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y như sau:

-Loại bỏ những yếu tố gây nhiễu loạn thần trí, từ đó làm lành những vùng tổn thương thần kinh.

-Bồi bổ khí huyết, cân bằng âm dương, giúp người bệnh luôn giữ được tinh thần lạc quan.

-Tăng cường chức năng vận mạch, điều hòa khí huyết, cải thiện quá trình lưu thông máu, nuôi dưỡng hệ thống tiền đình, giảm thiểu các tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Tuy phương pháp điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y không mang lại hiệu quả nhanh chóng như những phương thuốc Tây y, nhưng đây lại là phương pháp không gây tác dụng phụ và an toàn cho mẹ bầu.

5. Mẹ bầu bị rối loạn tiền đình nên ăn và kiêng gì?

Khi phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình thì việc chăm sóc sức khỏe cũng đặc biệt trở nên quan trọng hơn. Bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển khỏe mạnh, an toàn của thai nhi.

5.1. Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình nên ăn bổ sung gì?

Phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình cẩn bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết như:

-Vitamin B6: hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ thống thần kinh. Vitamin này thường có trong các thực phẩm như: cá, thịt gà bỏ da, chuối, cam, ngũ cốc, khoai lang,…

-Vitamin C: có tác dụng làm thuyên giảm những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Vitamin C có thể được tìm thấy trong những loại hoa quả có múi, ổi…

-Vitamin D: là dưỡng chất có công dụng khắc phục chứng xơ cứng tai – một triệu chứng khá phổ biến khi bị rối loạn tiền đình. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D qua: sữa, trứng, cá, đậu nành…

-Bổ sung thêm vitamin K, axit folic, canxi, sắt có trong các loại sữa, đậu, cá hồi, rong biển, cải xoăn…

5.2. Bà bầu bị tiền đình nên kiêng gì?

Ngoài việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu để có thể cải thiện dần các triệu chứng của rối loạn tiền đình thì mẹ bầu cũng cần lưu ý kiêng một số những loại thực phẩm sau đây:

-Thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đặc biệt mẹ bầu cần kiêng hoàn toàn mỡ động vật. Thay vào đó, mẹ bầu nên dùng các loại dầu chứa axit béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô liu…

-Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường hoặc quá nhiều muối. Tốt nhất khi bị rối loạn tiền đình, mẹ bầu nên ăn nhạt hơn trước.

-Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, bởi chúng có thể làm gia tăng các triệu chứng đau đầu, hoa mắt.

-Nói không với rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê hoặc các chất kích thích khác để quá trình điều trị rối loạn tiền đình không bị ảnh hưởng.

-Đồ ăn chế biến sẵn như: xúc xích, dăm bông, lạp xưởng… và thực phẩm chứa nhiều đường. Đây là nguyên nhân gây bệnh rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp…

6. Lưu ý cho bà bầu bị rối loạn tiền đình

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, rối loạn tiền đình ở phụ nữ khi mang thai chủ yếu là do tâm lý của mẹ. Bởi vậy, ngoài việc tìm hiểu những phương pháp điều trị bằng thuốc, bà bầu cũng nên lưu ý những điều sau đây:

-Giữ tinh thần luôn lạc quan, yêu đời. Tránh các cảm xúc tiêu cực, stress khiến bệnh tình nặng hơn.

-Điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

-Bổ sung các món ăn dinh dưỡng hợp lý như đã nêu trên.

-Phụ nữ khi mang thai không nên thức khuya và nên ngủ ít nhất 8 tiếng/ngày để tinh thần được thoải mái.

-Hạn chế làm việc nặng và di chuyển quá nhiều khi mang thai, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

-Massage, xoa bóp bấm huyệt tại trung tâm trị liệu để cơ thể mẹ bầu thoải mái hơn, cũng như lưu thông máu tốt hơn.

Thực hiện các bài tập thư giãn nhẹ nhàng như đọc sách hoặc xem phim để giảm căng thẳng đầu óc.

Hy vọng những thông tin trên đây đã có ích cho những phụ nữ mang thai bị rối loạn tiền đình. Khi có mẹ bầu bị rối loạn tiền đình trong thai kỳ, gia đình và đặc biệt là người chồng cần quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ việc nhà và tâm trạng với vợ nhiều hơn để tâm trạng mẹ bầu cảm thấy thoải mái, lạc quan. Đó chính là việc làm cần thiết để giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình ở mẹ bầu.

Rate this post