Home Bệnh về hệ thần kinh TAI BIẾN LIỆT NỬA NGƯỜI LÀ GÌ, ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

TAI BIẾN LIỆT NỬA NGƯỜI LÀ GÌ, ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

374

Tai biến liệt nửa người bên trái nguy hiểm như thế nào? Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não liệt nửa người là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình nhé.

1. Tai biến mạch máu não liệt nửa người là gì?

Tai biến mạch máu não liệt nửa người là một trong những biến chứng nặng và thường gặp nhất sau khi bị tai biến. Đây là tình trạng một bên cơ thể suy yếu, đau tê, khó hoặc không cử động được. Biến chứng liệt nửa người xảy ra do não bị tổn thương. Trường hợp não trái bị tổn thương sẽ gây liệt nửa người bên phải. Ngược lại, nếu não phải bị tổn thương sẽ khiến nửa cơ thể bên trái bị liệt.

Một số biểu hiện của người bị tai biến liệt nửa người đó là:

  • Khả năng vận động giảm dần hoặc mất đi.
  • Mất thăng bằng.
  • Cơ thể yếu ớt, những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, đi vệ sinh,… cũng khó khăn.
  • Khó nói chuyện.
  • Khó nuốt khi ăn
  • Khả năng cầm nắm suy giảm…

Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc chứng tai biến mạch máu não liệt nửa người cao hơn so với bình thường.

2. Di chứng tai biến liệt nửa người bên trái – phải

Khi bị tai biến liệt nửa người dù bên trái hay phải, người bệnh đều sẽ gặp phải những biến chứng gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, cụ thể:

2.1. Gặp bất tiện, khó khăn khi di chuyển cử động

Có khoảng 80% bệnh nhân tai biến mạch máu não mắc phải di chứng này. Họ thường bị mất thăng bằng, mất định hướng, đau mỏi cơ thể, tứ chi tê bì làm giảm cảm giác. Do đó, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi đi lại, cử động và cảm thấy đau đớn.

Thậm chí, với một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể nằm liệt nguyên nửa người mà không làm gì được. Nếu nằm quá lâu, không cử động cơ thể người bệnh sẽ gặp phải các tình trạng như loét, trật khớp vai, teo cơ,…

2.2. Giao tiếp khó

Một di chứng tai biến mạch máu não nữa mà người mắc tai biến liệt nửa người hay gặp phải đó là khó giao tiếp. Việc suy nghĩ, đưa ra những lý luận, phán xét hay hiểu các khái niệm sẽ có phần chậm hơn. Có khoảng 25 – 30% người bị liệt nửa người mắc phải di chứng này.

Bên cạnh đó, một số người còn có thể bị méo miệng. Chính vì vậy, việc giao tiếp của người bệnh trở nên khá khó khăn trong cả vấn đề phát âm, diễn đạt và hiểu ý người khác nói.

2.3. Cần sự trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày

Khi bị tai biến mạch máu não liệt nửa người, bệnh nhân còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như: suy giảm thị lực, cầm nắm các đồ vật khó khăn, đau cơ, khó nuốt,… Cũng chính vì vậy, các hoạt động hàng ngày như: ăn uống, đánh răng, chải đầu, tắm rửa, đi vệ sinh,… sẽ không tự làm được. Bệnh nhân sẽ cần tới sự trợ giúp của người nhà hoặc các dụng cụ hỗ trợ.

2.4. Gián đoạn công việc

Có rất nhiều người mắc tai biến mạch máu não liệt nửa người ở độ tuổi còn đang đi làm, mới nghỉ hưu. Căn bệnh này sau khi được cấp cứu kịp thời sẽ cần thời gian điều trị và phục hồi khá lâu. Do đó, bệnh có thể gây gián đoạn công việc của bệnh nhân.

3. Điều trị tai biến mạch máu não liệt nửa người

Để giúp bệnh nhân phục hồi và ngăn ngừa bệnh tái phát, chúng ta cần có những phương pháp điều trị tai biến mạch máu não liệt nửa người đúng cách. Một số điểm bạn cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh đó là:

3.1. Bài tập phục hồi chức năng tích cực

Nhằm giúp người bệnh có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày một cách độc lập, chủ động. Tiến trình điều trị này sẽ kéo dài tùy theo mức độ bệnh tình của mỗi người. Việc tập phục hồi chức năng nên được bắt đầu càng sớm càng tốt. Thông thường từ 3-6 tháng sau tai biến là khoảng thời gian bệnh nhân phục hồi chức năng não tốt nhất.

Người bệnh nên được đưa tới bệnh viện, cơ sở điều dưỡng để tiến hành phục hồi đúng cách, cũng như có các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ. Một số bài tập phục hồi chức năng là: bài tập đứng dậy, tập thăng bằng đứng, đi trong thanh song song,…

3.2. Bài tập phục hồi thụ động

Được áp dụng khi người bệnh không tự vận động được, cần người khác hỗ trợ hoàn toàn. Trung bình một ngày bệnh nhân mắc tai biến liệt nửa người nên được tập thụ động từ 2-4 lần/ngày. Một số động tác có thể áp dụng là: gấp duỗi chân tay, xoay khớp,… Lưu ý, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng với thời gian vừa phải để người bệnh không bị đau mỏi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì quá trình luyện tập thụ động này tới khi xuất hiện co cơ chủ động.

3.3. Sử dụng công cụ chỉnh hình và hỗ trợ

Ví dụ như những dụng cụ cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày như: thìa đũa, cốc uống nước, lược, nẹp dưới gối, nẹp cổ tay,… được thiết kế dành riêng cho người mắc bệnh tai biến. Hoặc khi tới các cơ sở y tế sẽ có những loại máy tập, ròng rọc phục hồi chức năng chuyên dụng.

3.4. Kích thích điện

Hay còn được biết là FES, viết tắt của Functional Electrical Stimulation. Đây là một phương pháp sử dụng dòng điện có điện tích nhỏ để kích thích hỗ trợ hệ cơ thực hiện chuyển động. Tuy nhiên, thiết bị này có thể khiến người bệnh có cảm giác tê bì, ngứa ran.

3.5. Trị liệu tưởng tượng cử động

Người bệnh khi thực hiện trị liệu sẽ nhìn vào bộ phận có thể cử động bình thường của mình và tưởng tượng đó là bộ phận bị liệt, đồng thời cố gắng cử động bộ phận bị liệt dù rất ít. Việc làm này giúp tạo ra các hình ảnh chức năng và ghi nhớ ở vỏ não vận động, kích thích các tế bào thần kinh, từ đó tái phục hồi dần khả năng cử động của bộ phận bị liệt.

3.6. Người mắc tai biến liệt nửa người cũng nên kết hợp và duy trì luyện tập tại nhà

Gia đình của bệnh nhân cũng nên hỗ trợ để họ có thể tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: ăn uống, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân,… Chúng vừa giúp người bệnh được tập luyện vận động, vừa khiến tâm lý họ thoải mái, không có cảm giác bị vô dụng.

3.7. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Với người bị tai biến mạch máu não, thực đơn ăn uống cần cung cấp đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbohydrate. Người bệnh nên được ăn những đồ ăn ở dạng mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và hấp thu. Một số thực phẩm tốt cho người bị tai biến là: cá, rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ. Lưu ý, bệnh nhân cần hạn chế ăn muối, chất béo, các chất kích thích.

Hiện nay, bên cạnh những phương pháp điều trị tai biến mạch máu não liệt nửa người về mặt vận động, việc phục hồi chuyên sâu từ các tế bào não cũng đang dần được chú trọng. Để hỗ trợ cải thiện các chức năng não bộ, người bệnh có thể kết hợp dùng những sản phẩm có chức năng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh.

Bạn có thể lựa chọn sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên lành tính, với thành phần gồm: cao quả việt quất, Ginkgo biloba, kết hợp với một số dưỡng chất như Pyridoxine, Riboflavine (Vitamin B2),… đảm bảo an toàn khi sử dụng. Trong đó, thành phần cao việt quất sẽ giúp giảm nồng độ cholesterol, cân bằng huyết áp, tốt cho tim mạch. Hay Ginkgo Biloba – được chiết xuất từ cao chế của lá cây bạch quả, có tác dụng tăng chức năng tuần hoàn não, bảo vệ thần kinh, hỗ trợ tăng cường chức năng cho các tế bào não.

Ngoài ra, loại sản phẩm này còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh tai biến như: tê bì, dị cảm đầu chi, giảm trí nhớ, đau dây thần kinh,… Nhìn chung đây là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả nên thử.

>> Xem thêm: cách phòng và phục hồi sau tai biến mạch máu não tốt nhất. Hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh tai biến liệt nửa người. Hy vọng bạn đọc đã hiểu thêm và có phương pháp điều trị, phòng ngừa căn bệnh này thích hợp nhất!

Rate this post