Home Bệnh về hệ thần kinh Người bị bệnh tê tay khám ở đâu thì tốt?

Người bị bệnh tê tay khám ở đâu thì tốt?

6369

Tê tay là biểu hiện thường do nằm ngủ sai tư thế hoặc ngồi quá lâu khiến máu không được lưu thông, chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại thì có thể do đang mắc một số bệnh lý. Vậy tê tay có nguy hiểm không và khi bị bệnh tê tay khám ở đâu thì tốt?

bệnh tê tay khám ở đâu
Người bị bệnh tê tay khám ở đâu thì tốt?

Chứng tê tay là gì?

Tê tay là hiện tượng xảy ra khi khí huyết bị ngưng trệ, sản sinh ra các axit khiến máu không được lưu thông đến các chi dẫn đến tình trạng tay chân bị mất cảm giác, tê bì.

Tê tay chân nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Tê tay chân là hiện tượng bình thường và đa phần ai cũng đã bị một vài lần trong đời, bệnh sẽ tự hết khi nghỉ ngơi và xoa bóp nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày thì rất có thể bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm sau:

– Mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: tiểu đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, thừa cân béo phì. Những bệnh lý này tác động gây tổn thương thần kinh ngoại biên khiến bệnh nặng hơn, xảy ra nhiều hơn, thậm chí người bệnh không cầm nắm được gì, có thể bị teo cơ, dẫn đến liệt.

– Mắc các bệnh về xương khớp: thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt cột sống, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, phong thấp, thoát vị đĩa đệm,…. Một trong những dấu hiệu thường gặp của các bệnh xương khớp này là tê tay chân. Khi mắc các bệnh về xương khớp trên, các khớp, đốt sống bị biến dạng sẽ đèn nén, chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên, đây chính là lý do gây ra tê tay chân.

– Bị nhiễm độc các chất cực độc như thủy ngân và thạch tín hoặc viêm dây thần kinh do sử dụng nhiều rượu bia, đồ uống chứa cồn, ma túy, chất kích thích.

– Thiếu mãu não cục bộ: thường gặp ở người già gây tê bì chân tay ở người cao tuổi. Ngoài bị tê chân tay còn kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau nhức đầu, người mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn,…

– Do bị thiếu các dưỡng chất như vitamin nhóm B: B1, B2, B6, B12 và các chất caxi, acid folic, kali,…

Người bị bệnh tê tay khám ở đâu?

Một số địa chỉ uy tín khám tê tay

Tại Hà Nội, người bị tê bì chân tay có thể đến các bệnh viện lớn, có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp và thần kinh như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện quân đội trung ương 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, bệnh viện Việt Pháp.

  • Bệnh viện Việt Đức tọa lạc tại số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện quân đội trung ương 108: Địa chỉ tại Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ tại 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện E: số 87 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Bệnh viện Việt Pháp: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Tê chân tay khám ở đâu? Tại TP HCM, để biết chính xác nguyên nhân bị tê chân tay thì người bệnh có thể đến khám và kiểm tra tại bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM, bệnh viện Nhân dân 115,… Tại các khoa thần kinh hoặc khoa cơ xương khớp của những bệnh viện này các bác sỹ sẽ tiến hành khám, làm xét nghiệm cần thiết để được chẩn đoán bị tê chân tay do bệnh lý nào gây ra.

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM.
  • Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP HCM: số 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP HCM.
  • Bệnh viện Nhân dân 115: số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP HCM.

Trên đây là một số địa chỉ bạn có thể đến thăm khám để biết được chứng tê tay bắt nguồn từ nguyên nhân nào. Từ đó, có cách chữa trị phù hợp và hiệu quả nhất. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh có thể bị các triệu chứng nặng hơn và có thể bị liệt.

Trường hợp tê tay do các bệnh lý về xương khớp thì việc đầu tiên người bệnh cần làm đó là bổ sung đầy đủ và đúng các lượng Canxi, Vitamin D3 và MK7 cùng với các khoáng chất thiết yếu như: Kẽm, Magie, Đồng, Boron, Mangan, Silic, DHA, Quercetin…giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.

Trường hợp tê bì chân tay do  các bệnh mãn tính như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, thiếu máu não… Cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bằng việc kiểm soát bệnh 1 cách tốt nhất và đi khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng. Kết hợp bổ sung sản phẩm chứa tiền Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Đây là những dưỡng chất giúp phục hồi rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp máu tới các chi được ổn định, nhờ đó góp phần khắc phục hiện tượng tê chân tay.

Ngoài ra, cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao cũng như có chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để hiện tượng tê tay được điều trị dứt điểm.

Tìm hiểu thêm tại đây:

5/5 - (1 vote)