Home Bệnh về hệ thần kinh Nguyên nhân và cách chữa trị tê tay

Nguyên nhân và cách chữa trị tê tay

10340

Tê tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ, bị tê tay gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy tê tay là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây tê tay

Hiện tượng tê tay  do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể chỉ do những vấn đề sinh lý như cầm nắm, đỡ việc gì quá lâu, giữ tay làm việc liên tục lâu trong một tư thế hay thói quen gối đầu lên tay khi ngủ đều khiến cho chung ta hay bị tê tay.

Nguyên nhân và cách chữa trị tê tay
Nguyên nhân và cách chữa trị tê tay

Tuy vậy, tê tay là dấu hiệu của bệnh gì chính là câu hỏi cần được làm rõ. Đôi khi chúng ta bị tê tay không phải là hiện tượng sinh lý bình thường mà có thể do một bệnh lý nào đó gây ra hiện tượng tê tay như vậy. Chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay do viêm mạn tính dây chằng ở vùng gan bàn tay; hoặc bị viêm đám rối thần kinh cánh tay do chèn ép vì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ; và một khả năng nữa có thể xảy ra là bệnh nhân bị bệnh viêm tắc động mạch cánh tay mạn tính. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như chấn thương vùng cổ tay, viêm đa dây thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cũng gây hội chứng ống cổ tay.

Hậu quả do tê tay bệnh lý

Nếu bị tê tay được xác định là do bệnh lý, thì đây chính là cảnh báo nguy hiểm và sớm nhất nhiều người thường hay bỏ qua. Chẳng hạn như đối với bệnh đái tháo đường, tê tay chính là biểu hiện của biến chứng thần kinh ngoại vi – một trong những biến chứng sớm nhất ở bệnh này.

Tê tay ở bệnh nhân đái tháo đường không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống và dần dần từ hiện tượng tê tay sẽ chuyển sang hiện tượng bì – mất cảm giác. Đến lúc đó người bệnh sờ tay vào nước sôi không biết, dao cắt vào mà không thấy đau. Những biến chứng từ hiện tượng tê tay ở bệnh đái tháo đường sẽ dần khiến cho người bệnh mất hết cảm giác ở các đầu chi, nếu không kịp thời điều trị, chứng tê bì sẽ nặng dần lên khiến người bệnh mất đi cảm giác, nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Lúc này, nhiễm khuẩn lan rộng tới xương dẫn đến hoại tử, nếu không chữa được sẽ phải cắt cụt chi và dẫn đến tàn phế.

Chữa trị bệnh tê tay ra sao?

Để điều trị tê tay bệnh lý, điều đầu tiên cần biết chính xác hiện tượng tê tay là dấu hiệu của bệnh gì. Khi xác định được bệnh căn nguyên, cần tích cực điều trị bệnh gốc, chẳng hạn bị đái tháo đường thì phải điều trị sao cho kiểm soát đường máu ổn định, bệnh xương khớp thì phải điều trị xương khớp bằng bổ sung canxi,…

Bên cạnh đó, điều trị tích cực bệnh tê tay bằng các phương pháp từ châm cứu, chườm nóng, xoa bóp, thể dục thể thao, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đồng thời

bổ sung các dưỡng chất như nhóm vitamin B (B1,B2,B6) giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, đau cơ xương. Đồng thời bổ sung bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh, Cao blueberry ngăn sa sút trí tuệ, giúp dễ ngủ, nhớ lâu và đáp ứng phản xạ tốt, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

Việc kết hợp các phương pháp tập luyện, điều trị bệnh gốc và điều trị, hiện tượng tê tay sẽ nhanh chóng được cải thiện.

3.3/5 - (10 votes)