Home Bệnh về hệ thần kinh Cơ hội mới cho người bị bệnh tê bì chân tay –...

Cơ hội mới cho người bị bệnh tê bì chân tay – Lời khuyên từ chuyên gia

170936

Dù không phải là những tổn thương tức thời, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng, nhưng biến chứng thần kinh ngoại vi, cụ thể là chứng tê bì chân tay lại là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm, trong khi lại đang bị chúng ta xem thường. Bệnh Tê bì chân tay là gì, đến từ đâu và đe dọa mỗi người ra sao?

Nếu xem nhẹ chứng tê bì chân tay, cần biết hậu quả thế nào

PGS.Ts Trần Đình Ngạn nói về Tê bì chân tay
PGS.Ts Trần Đình Ngạn nói về Tê bì chân tay

Nếu triệu chứng tê bì chân tay thường xuyên xảy ra, tức là cơ thể đang cảnh báo nguy cơ biến chứng của bệnh lý nào đó, khi không có biện pháp điều trị, cũng như chăm sóc hệ thống thần kinh ngoại vi bị tổn thương, thì hiện tượng tê bì sẽ trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí bệnh nhân lãnh trọn hậu quả là dị cảm, mất cảm giác, giẫm vào vật sắc nhọn không hề biết, bị bỏng mà không biết, tệ hơn nữa là bị hoại tử dẫn đến bị cắt cụt chi.

Với người bình thường vết thương có thể một thời gian ngắn là phục hồi, nhưng riêng với người đang gặp phải biến chứng thần kinh ngoại vi nhất là ở bệnh đái tháo đường, các vết thương sẽ rất lâu liền bởi liên quan tới tình trạng đường huyết chưa được kiểm soát, liên quan tới biến chứng mạch vành, mạch máu nhỏ hoặc tăng thêm bệnh lý tim mạch mà người bị đái tháo đường rất hay mắc phải. Chính vì vậy để trị chứng tê bì chân tay ở bệnh nhân đái tháo đường thì phải kiểm soát được đường huyết là điều quan trọng nhất, nhờ đó cũng sẽ ngăn ngừa được tổn thương thần kinh  ngoại vi ngày càng nặng lên.

Ban đầu chỉ là cảm giác tê tê ở tay, chân, đa số chúng ta không bận tâm, nhưng để biến chứng tổn thương nặng thần kinh ngoại vi, gây viêm loét, hoại tử chân, tay, phải cắt cụt chi thì là hậu quả vô cùng nặng nề, không ai mong muốn.

Chứng tê bì chân tay không chỉ khiến chất lượng sống của mỗi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn từng ngày từng ngày “chấm dứt nguồn sống” từ những nơi xa nhất của cơ thể là ngón tay, ngón chân, sau đó lan đến gần là bàn tay, bàn chân bị hoại tử, phải tháo khớp, mất dần khả năng vận động.

Tê bì chân tay, khi nào đáng lo ngại?

Những ai nếm trải cảm giác tê bì chân tay mô tả rằng “đây là loại cảm giác như khiến bò xung quanh tay, chân, thậm chí cảm giác đó lan lên cổ tay, cánh tay và cả vai gáy, nhất là khi thời tiết thay đổi thì triệu chứng càng nặng hơn, đi đứng không vững, chân giống như giẫm phải cát, tê, lan dần, thậm chí nhiều lúc cầm nắm vật gì cũng không được, sợ nhất là nhiều khi sờ vào vật nóng, lạnh tôi cũng không hề hay biết.

PGS.Ts Lê Anh Thư nói về chứng tê bì chân tay
PGS.Ts Lê Anh Thư nói về chứng tê bì chân tay

Tê bì chân tay liên quan tới hai nhóm nguyên nhân, thứ nhất nguyên nhân sinh lý, cơ năng, tức là hoàn toàn do mình vận động, làm gì nặng quá, tư thế không thuận lợi trong cuộc sống hằng ngày. Thường thì lúc này triệu chứng tê bì chỉ thoáng qua, nếu chúng ta thay đổi tư thế, hoặc tập luyện vận động thì sẽ hết. Mặc dù nguyên nhân gây tê bì chân tay này không đáng lo ngại, nhưng trường hợp tê  bì chân tay do sinh lý nếu cứ lặp đi lặp lại với điều kiện lao động không thuận lợi thì cũng sẽ chuyển từ chứng tê bì sinh lý, tê bì chân tay cơ năng thành tê bì dạng thực thể, bệnh lý.

PGS. Lê Anh Thư cho biết thêm, nguyên nhân thứ hai khiến tê bì chân tay xuất hiện là do bệnh lý. Bản thân nguyên nhân này cũng có hai nhóm chính là nhóm tê bì chân tay liên quan tới bệnh chuyển hóa điển hình là bệnh đái tháo đường, đây là bệnh lý gây tổn thương thần kinh ngoại vi rất thường gặp, nhưng triệu chứng tê bì sẽ được điều chỉnh tốt nhất khi chúng ta kiểm soát tốt đường huyết. Để biết thêm chi tiết cũng như lời giải đáp của chuyên gia cho một trong những câu hỏi được gửi tới liên quan đến tình trạng này xin vui lòng xem thêm tại đây.

Còn bệnh lý chuyển hóa khác là tê bì ở bệnh nhân rối loạn Lipid máu, khi lượng mỡ trong máu cao quá, sẽ ảnh hưởng tới tuần hoàn, tất cả bệnh chuyển hóa đều ảnh hưởng tới mạch máu, đặc biệt mạch máu nhỏ – đây là mạch máu nuôi các dây thần kinh ngoại vi, kết quả bị tổn thương thần kinh ngoại vi do thiếu máu cung cấp để nuôi dưỡng.

Ngoài ra một bệnh lý nữa là thoái hóa cũng gây tê bì chân tay như thoái hóa cột sống cổ, cột sống thắt lưng, các khớp – vị trí này đều có các đầu mút thần kinh liên quan tới đĩa đệm, cột sống, liên quan tới các nhánh đi ra của các rễ thần kinh từ các đốt sống, chính vì vậy khi chúng ta bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng tới rễ thần kinh đó, bị chèn ép từ nhẹ cho đến nặng, thì các dây thần kinh đó đều bị tổn thương.

Ngoài hai vấn đề lớn đó, thì hiện tượng tê bì chân tay đều liên quan tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng, thiếu vitamin, Canxi, các chất chuyển hóa, thiếu máu… liên quan tới vấn đề dùng thuốc, ngộ độc kim loại nặng…

Cách điều trị hiệu quả cho muôn kiểu tê bì chân tay

Để chữa tê bì chân tay dù là sinh lý hay bệnh lý hiệu quả, PGS Lê Anh Thư khuyến cáo, đầu tiên mình cần xác định nguyên nhân do đâu chúng ta bị bệnh lý thần kinh ngoại vi như chứng tê bì chân tay. Nếu do bệnh đái tháo đường, thì phải điều trị bệnh đái tháo đường thật tốt, từ kiểm soát đường huyết theo đúng tiêu chí quy định bằng chế độ ăn uống giảm đường, bột, tránh các tổn thương ở những nơi bị các triệu chứng tê bì là bàn chân bàn tay, bởi nếu chẳng may bị thương, đường huyết không kiểm soát được sẽ rất lâu liền.

Nếu do thoái hóa xương khớp thì chắc chắn phải điều trị thoái hóa, bởi thoái hóa cũng là một bệnh căn nguyên gây ra chứng tê bì chân tay. Đương nhiên, điều trị các bệnh thoái hóa không hề đơn giản, bởi đây là một tiến trình của cơ thể, ai chúng ta cũng phải già đi, hệ xương khớp thay đổi, chúng ta không thể điều trị để thoái hóa không xảy ra, mà chúng ta sẽ điều trị để quá trình thoái hóa đến chậm.

Bên cạnh việc điều trị bệnh căn nguyên, nguyên tắc chung khi trị chứng tê bì chân tay do bất kỳ bệnh lý nào là cần tăng cường vận động để tăng lượng máu nuôi dường các cơ, các chi.

Đặc biệt, chúng ta không được chỉ tập trung điều trị bệnh gốc, mà quên đi việc cũng phải điều trị cả triệu chứng tê bì. PGS. Lê Anh Thư khuyên, cần bổ sung các dưỡng chất giúp hồi phục hệ thống dây thần kinh của mình, đặc biệt vitamin nhóm B, những chất tăng cường hoạt động của mạch máu, của hệ thần kinh ngoại vi làm giảm các gốc tự do, tăng cường nuôi dưỡng hệ thần kinh của mình thì sẽ giúp các biến chứng thần kinh ngoại vi là chứng tê bì sẽ giảm đáng kể, thậm chí biến mất hoàn toàn nếu chúng ta điều trị sớm.

> Tham khảo thêm: Tê bì chân tay uống thuốc gì?

Nghiên cứu khoa học lý giải và đưa ra công thức điều trị tê bì chân tay với các thành phần vượt trội PGS.TS Lê Anh Thư cho biết ở các nhóm sau:

  • Nhóm thứ nhất chứa đựng các loại vitamin nhóm B (tiền vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6)  và một chút Chondroitin Sulphat, những hoạt chất này bồi bổ, hỗ trợ cho tế bào thần kinh, đặc biệt nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Vì trên thực tế “thức ăn” “chất bổ” của các tế bào thần kinh chính là vitamin nhóm B, chính vì thế giúp các dây thần kinh hoặc giảm tổn thương hoặc hồi phục.
  • Nhóm thứ hai là Ginkgo Biloba bạch quả, Cao Blueberry giúp tăng cường sức khỏe mạch máu thần kinh ngoại vi, mạch máu não, mạch máu cho tim, mạch máu các chi nhờ đó tăng cường nuôi dưỡng cho hệ thống thần kinh. Ngoài ra hai dưỡng chất này còn chống gốc tự do, bảo vệ hệ thần kinh.
Giải pháp khắc phục hiệu quả tê bì chân tay
Tìm hiểu về viên uống có đầy đủ các thành phần này tại đây!

Nhiều người cho rằng bị tê bì chân tay không nguy hiểm, có thể tự khỏi nên không cần quan tâm mà không biết rằng đó là dấu hiệu cảnh báo, thậm chí biến chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Hai điều quan trọng nhất khi điều trị chứng tê bì chân tay chính là tìm ra bệnh gốc và chữa trị chúng. Thứ hai là cần bổ sung dưỡng chất để bảo vệ hệ thống dây thần kinh của mình, đồng thời bổ sung các dưỡng chất bảo vệ hệ thần kinh. Bên cạnh đó kết hợp chế độ tập luyện, chế độ ăn uống khoa học.

3.2/5 - (101 votes)