Home Thông tin hữu ích Tê bì ở bệnh nhân rối loạn lipid máu

Tê bì ở bệnh nhân rối loạn lipid máu

8291

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là bệnh khá phổ biến từ tuổi trung niên, đặc biệt khi đời sống càng phát triển. Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu, thường được gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu.

roi-loan-lipid-mau

Rối loạn lipid máu, là hậu quả của chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, béo phì, ít hoạt động thể lực, là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Ngoài ra, còn có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi do xơ hóa các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh.

Nguyên nhân tăng cholesterol máu

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, thịt mỡ, bơ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích quy và ga tô…

Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu

Thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ phát

Khoảng dưới 10% các trường hợp rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, suy giáp, nghiện rượu,…

Hậu quả của rối loạn chuyển hóa lipid máu

Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể.

Ngoài ra, có thể hình thành cục máu đông tại vị trí mảng xơ vữa bị nứt. Khi cục máu đông bong ra, sẽ di chuyển khắp cơ thể, có thể gây tắc mạch vành, mạch não, mạch phổi hay mạch ngoại vi. Tắc mạch vành gây ra bệnh cảnh nhồi máu cơ tim, tắc mạch não gây ra bệnh cảnh nhồi máu não, tắc mạch phổi gây bệnh cảnh nhồi máu phổi.

Tình trạng vữa xơ động mạch, làm hẹp các động mạch nhỏ nuôi dây thần kinh, hậu quả là các dây thần kinh bị thoái hóa, tốc độ dẫn truyền các tín hiệu bị chậm lại, có khi mất hẳn.

Biến chứng thần kinh, mạch máu do rối loạn lipid máu

Biến chứng thần kinh, mạch máu do rối loạn lipid máu rất khác nhau, tùy thuộc vào vị trí và mạch máu, dây thần kinh nào bị tổn thương.

Dấu hiệu sớm có thể gặp là giảm cảm giác, tê bì, cảm giác như kiến bò ở vùng da mà dây thần kinh bị tổn thương.

Đau như dao đâm, như dao cắt hay như điện giật, thường tăng lên vào ban đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ.

Điều trị

Điều trị chứng tê bì do rối loạn chuyển hóa lipid máu vẫn còn nhiều khó khăn, các biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

– Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (nếu không có chống chỉ định), thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau tại chỗ. Thường phối hợp với paracetamol.

– Vitamin nhóm B và Chondroitin: có tác dụng nuôi dưỡng tế bào thần kinh và cơ, giúp bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể phản ứng các phản xạ thần kinh tốt hơn, có tác dụng dự phòng và cải thiện triệu chứng đau, tê bì do biến chứng thần kinh ở bệnh rối loạn lipid máu.

– Ginkgo biloba: có tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn máu não và tuần hoàn máu ngoại vi, cải thiện tình trạng rối loạn dẫn truyền thần kinh ngoại vi, làm giảm các triệu chứng tê bì do rối loạn chuyển hóa lipid

– Cao Blueberry: Đã được chứng minh tính hiệu quả trong cuộc chiến chống lại các bệnh do tác hại của gốc tự do như: sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson và các bệnh lý mạch máu. Sử dụng mỗi ngày có thể làm tăng mức độ cholesterol HDL (cholesterol tốt) và giảm mức độ cholesterol LDL(cholesterol xấu). Ngoài ra còn có tác dụng cải thiện trí nhớ và bảo vệ tốt cho tế bào thần kinh não.

Dự phòng

– Điều trị tình trạng tăng cholesterol máu, tăng triglycerid bằng chế độ ăn, sinh hoạt, luyện tập thể lực. Trường hợp tăng cao phải điều trị bằng thuốc.

– Thực hiện chế độ ăn giảm các chất béo bão hòa (thịt mỡ, bơ, phô mai,…). Nên ăn các loại chất béo chưa bão hòa (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu vừng…)

– Không ăn nhiều các thức ăn có cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt có màu đỏ, phủ tạng động vật,… nên ăn nhiều cá.

– Hạn chế uống rượu, bia, đồ uống có ga, không hút thuốc.

– Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng, ớt,…

– Ngoài chế độ dinh dưỡng nói trên, người bệnh còn cần tập thể dục đều đặn, vận động thường xuyên kiên trì (như đi bộ, chạy bộ, bóng chuyền, tennis …) để tránh béo phì.

– Vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngâm nước ấm hàng ngày cũng có tác dụng làm giảm tê, dự phòng tái phát.

Ngay khi có dấu hiệu của biến chứng thần kinh, mạch máu như tê bì, mất cảm giác, cảm giác kiến bò, đau nhức,… hãy sớm sử dụng sản phẩm chứa các vitamin nhóm B hoạt tính cao, Chondroitin, Ginkgo Biloba, cao Blueberry cho đến khi hết triệu chứng. Sau đó, có thể dùng theo đợt, mỗi đợt từ 3-6 tháng để dự phòng biến chứng.

Bạn có thể gọi tới (04).39.978.898 hoặc 1900.1259 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia Tư Vấn (Miễn Phí).

5/5 - (1 vote)