Tê bì chân tay là biểu hiện sớm nhất của biến chứng thần kinh do đái tháo đường, quan trọng nhất đối với người mắc bệnh này là phải kiểm soát đường huyết ở mức cho phép, nhưng cũng không thể lơ là việc điều trị các dấu hiệu cảnh báo biến chứng.
Tại Mỹ, trên 50% ca cắt cụt chi dưới không do chấn thương mà là do bệnh đái tháo đường. Ở Việt Nam, chưa có thống kê về con số này, nhưng có tới 10% người khi phát hiện ra mình bị đái tháo đường thì đã có chứng tê bì chân tay và tới 70% người bệnh đã bị chứng tê bì chân tay gây hậu quả nghiêm trọng mới biết mình bị bệnh.
Hậu quả của việc lơ là chứng tê bì chân tay
Theo PGS, TS Trần Đình Ngạn, Nguyên trưởng khoa Tim thận khớp Nội tiết, Nguyên phó Giám đốc Quân y Viện 103, đã bị đái tháo đường trước tiên, nhất thiết phải đưa đường máu về ngưỡng cho phép bằng uống hoặc tiêm thuốc, nhưng cũng không thể lơ là biến chứng sớm nhất của bệnh đó là biến chứng thần kinh và mạch máu, với biểu hiện sớm là chứng tê bì chân tay.
Bản chất của đái tháo đường là tổn thương các vi mạch, làm thiếu hụt các máu dinh dưỡng đến các dây thần kinh và làm dây thần kinh bị tê bì. Biểu hiện tê bì chân tay ở người đái tháo đường cũng khác với biểu hiện ở các bệnh lý khác là bắt đầu từ nơi xa nhất là các đầu ngón chân, tay và thường xảy ra vào ban đêm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi, nhưng lại đỡ khi người bệnh vận động.
Những triệu chứng sớm nhất có thể nhận biết đó là tê chân, tê tay, đôi khi cảm giác như có kiến bò ở tay. Đôi khi buốt như kim châm ở đầu chi. Những lúc co mạch thì chân tay hơi tím lại. Người bệnh nhân bì ra thì không có cảm giác đau hay nóng lạnh, giả dụ như sờ vào hạt gạo, hạt sạn trên bàn thì không nhận biết được.
Hậu quả đầu tiên của biến chứng thần kinh và mạch máu sớm nhất ở đái tháo đường đó là người bệnh phải chịu thiệt thòi, đau đớn, tê buốt, giảm chất lượng cuộc sống.
Nếu không để ý điều trị sớm, chứng tê bì đó sẽ nặng dần lên khiến người bệnh mất dần cảm giác, người bệnh không may va quệt vào vật gì đó sắc nhọn gây xước, rách da thì nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao, đó là do đái tháo đường làm giảm dòng máu tới các chi. Khi nhiễm khuẩn lan rộng tới xương dẫn đến hoại tử, nếu không chữa được sẽ phải cắt cụt chi dẫn tới tàn phế.
Nếu phải cắt cụt chi ở bệnh nhân đái tháo đường, vết thương sau cắt rất khó lành mà còn có thể bị hoại tử tiếp và sẽ phải cắt cụt nhiều hơn, tháo khớp cao hơn. Có thể ban đầu chỉ là cắt cụt ngón chân, tiếp theo là cắt cụt bàn chân, rồi đến tháo khớp gối,… Như vậy, để bảo đảm sức khỏe và tuổi thọ cho bệnh nhân đái tháo đường, không bao giờ được quên việc điều trị sớm và dự phòng sớm các biến chứng thần kinh và mạch máu.
Trị chứng tê bì chân tay bệnh đái tháo đường
BS Ngạn nhấn mạnh, phải luôn nhớ rằng đái tháo đường là một bệnh làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, bởi cơ quan nào cũng cần năng lượng, bất kỳ tổ chức nào cũng cần chuyển hóa. Và tất cả các chuyển hóa đều cần đốt trong ngọn lửa cung cấp năng lượng của đường. Nên điều đầu tiên phải điều trị tích cực để đưa được lượng đường máu về mức bình thường bằng thuốc, chế độ ăn kiêng và luyện tập.
3 chân kiềng không thể thiếu trong điều trị đái tháo đường là ổn định đường huyết bằng thuốc, chế độ ăn uống , quy đổi ra ra tinh bột là dùng không quá 350g gạo/ngày và nhất thiết phải tập thể dục. Nhưng do cơ thể vẫn cần năng lượng để vận động thì cần ăn thêm thịt nạc, rau xanh, vừng, lạc và đặc biệt là đậu tương.
Còn đối với biến chứng thần kinh với biểu hiện sớm là tê bì chân tay thì cũng cần phải điều trị tích cực và hiệu quả bằng bổ sung các tiền vitamin nhóm B là B1, B2, B6 và luôn quan tâm tới Chondroitin sulphat để giúp sinh các collagen cần thiết để tái tạo lại thành mạch máu, các melamin của các vỏ rễ thần kinh, và phải dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân, các thuốc chống đông máu cho bệnh nhân.
BS Ngạn giải giải thích, đối với các tiền vitamin nhóm B sẽ giúp giảm đau trong dây thần kinh, chống rối loạn thần kinh ngoại vi, đồng thời giúp tăng khả năng sản sinh các tế bào thần kinh và cơ. Còn Chondroitin sulphat sẽ giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và thoái hóa cột sống – một trong những nguyên nhân gây chèn ép các dây thần kinh dẫn tới biến chứng tê bì chân tay ở người đái tháo đường. Sử dụng viên uống chứa thành phần Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B là 1 trong những giải pháp tốt để làm giảm chứng tê bì chân tay.
Nếu có tình trạng tê bì chân tay hoặc bệnh đái tháo đường, bạn có thể gọi tới 19001259 hoặc 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được Tư Vấn (Miễn Phí).