Home Bệnh về hệ thần kinh Chứng tê bì chân tay Biến chứng bệnh đái tháo đường – “kẻ giết người thầm lặng”

Biến chứng bệnh đái tháo đường – “kẻ giết người thầm lặng”

9008

Bệnh tiểu đường hiện nay đã trở thành bệnh có tính chất xã hội, nhưng nó diễn biến âm thầm đến mức “tới 65% số người chỉ khi vô tình đi khám một bệnh khác thậm chí có biến chứng trầm trọng như teo tay chân, mờ mắt mới biết mình mắc tiểu đường” PGS, TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Trưởng khoa Tim Thận Khớp nội tiết, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân y bày tỏ.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là nguyên nhân gây tử vong đứng  thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong; đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành.

Tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc tiểu đường, kèm những dạng biến chứng gây tàn tật, đe dọa tính mạng.
Thủ phạm mang tên “biến chứng thần kinh ngoại vi”

Trường hợp của một nữ bệnh nhân bị đái tháo đường ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ “Tôi mệt mỏi lắm, những lúc đường huyết hạ mồ hôi vã ra, chóng mặt chân tay mềm ra không có sức. Việc nhà không làm được vì mắt kém, chân què, thành ra chỉ ngồi thôi, nên bác sĩ bảo do tôi ít hoạt động cho nên chân phù, tôi nghĩ là đúng”

Theo BS Trần Đình Ngạn, tuổi càng lớn cộng với thời gian mắc bệnh càng lâu, thì nguy cơ biến chứng thần kinh càng cao. Rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn giữa biến chứng thần kinh của đái tháo đường với các triệu chứng của bệnh lý khác. Như trường hợp của bệnh nhân trên khi sức khỏe đã suy giảm trầm trọng, bệnh đã phát ra bên ngoài rõ rệt thì người bện mới nhận biết đó là hậu quả biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường.

Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường và các biến chứng thần kinh, BS Ngạn giải thích, đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, mang tính toàn thể và biểu hiện bằng đường máu trên 7mmol/l vào lúc đói và có đường máu trung bình hàng ngày trong 3 tháng gần nhất (HbA1C) ở mức 6,5%.

Đây là bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng, trong đó có biến chứng thần kinh là một trong những biến chứng nguy hiểm như biến chứng tim mạch, biến chứng suy thận.

Biến chứng thần kinh trong bệnh đái tháo đường biểu hiện bằng biến chứng thần kinh ngoại vi, biến chứng thần kinh trung ương và biến chứng thần kinh thực vật.

Biến chứng thần kinh ngoại vi là một biến chứng rất sớm xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường. “Đây là loại biến chứng gặp tới 60% -70% ở bệnh nhân đái tháo đường, ngay khi mới bắt đầu phát hiện ra mình bị đái tháo đường thì có 10% trong số bệnh nhân đã có biến chứng thần kinh ngoại vi rồi”, BS Ngạn chia sẻ thêm.

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tổn thương trong đái tháo đường là tổn thương toàn thể, từ não, thận, mạch máu đến thần kinh đều bị tổn thương. Vì tất cả các cơ quan này đều phải được nuôi dưỡng bằng những mạch máu đưa đến. Thế nhưng ở các bệnh nhân đái tháo đường, các vi mạch, tức là các mạch máu nhỏ nhất để nuôi dưỡng các dây thần kinh bị tổn thương. Lúc này, các vi mạch chít hẹp lại hoặc bị tổn thương, dẫn đến việc thiếu cung cấp máu, thiếu nuôi dưỡng cho các tế bào thần kinh ngoại vi và dẫn đến tổn thương hoại tử dây thần kinh.

Tê bì chân tay – biểu hiện sớm biến chứng thần kinh ngoại vi

Người mắc đái tháo đường thường biểu hiện bằng những tổn thương ở các đầu chi tức là ở các nơi xa, những rối loạn ở da, tê bì như kiến bò, hoặc cảm giác đau buốt tùy từng mức độ của bệnh, thời gian mắc bệnh và độ tuổi. Nhưng thông thường nhất và biểu hiện sớm nhất là chứng tê bì chân tay tức là ở chi, và ở những nơi xa với trung tâm. Càng ngày các mức độ ấy càng nặng lên với cường độ nhiều hơn, triệu chứng nặng hơn khó chịu hơn , tần suất gặp trong một ngày nhiều hơn, cuối cùng dẫn tới biến chứng nặng hơn của rối loạn thần kinh ngoại vi.

Theo lời kể một bệnh nhân mắc tiểu đường tại Hà Nội “thời gian tôi chưa biết bị đái tháo đường tự dưng thấy miệng khô và khát lắm, lúc nào cũng thấy thèm nước, thậm chí có hôm nước bọt không ra chút nào. Tay chân tê mỏi, cả đêm không ngủ được do hai ống chân trở xuống nhức mỏi cứ như kim đâm khắp người, chân tay thì tê nhức các đầu ngón chân, ngón tay cứ như là bị lên cái gì, như người bị nhức mủ”

Để phân biệt với các triệu chứng bệnh lý khác, BS Ngạn chỉ rõ, rối loạn thần kinh ngoại vi ở người bị tắc mạch thường là khi vận động mới bị tê bì và đau buốt, nhức ở đầu ngón chân, ngón tay, hay những người bệnh khớp, cột sống bị thoát vị triệu chứng tê bì thường xuất hiện ở vùng mông, vùng cẳng chân  do ngồi lâu hoặc đứng lâu. Còn những người bị rối loạn chuyển hóa trong đái tháo đường thì tê bì xảy ra khi mới ngủ dậy, ngay cả khi đang nằm, đang nghỉ ngơi nhưng khi vận động thì triệu chứng đó giảm.

Từ những rối loạn ban đầu là tê bì chân tay, dần dần người bệnh mất cảm giác khi sờ vào các vật, không nhận biết được các hạt sạn, hạt cát trên mặt bàn, hoặc đi, giẫm lên hạt sạn trên nền nhà cũng không biết được. Các triệu chứng tê bì sẽ nặng hơn khi người bệnh vấp vào những mảnh sành, các vật nhọn mà không hay, đâm vào mình mà cũng không biết đau.

Đó chính là những nguyên cớ dẫn tới nhiễm trùng và có thể dẫn tới tình trạng hoại tử và dẫn tới tình trạng phải cắt cụt chi, tháo chi. Nguy hiểm hơn khi ổ nhiễm trùng đi vào đường máu và đi vào khắp các nơi trong cơ thể, đây chính là nguyên nhân tử vong do biến chứng của thần kinh ngoại vi.

“Chỉ từ triệu chứng đơn giản là tê bì chân tay, nếu không để ý, tìm hiểu và có các biện pháp điều trị kịp thời, rất có thể đó là biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh tiểu đường dẫn tới hậu quả nặng nề thậm chí gây tử vong ở người bệnh”, BS Ngạn khuyến cáo.

Cần điều trị sớm tình trạng tê bì chân tay do biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường

Nếu đang mắc các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường thì tê chân tay chính là biến chứng thần kinh thường gặp và nguy hiểm của bệnh, cần điều trị sớm theo hướng dẫn sau:

-Theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ.

-Hỗ trợ điều trị sớm các biến chứng thần kinh bằng các sản phẩm viên uống chứa các vitamin nhóm B kết hợp với Chondroitin. Viên uống có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đau dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh, cải thiện tình trạng tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm.

-Bên cạnh đó, tập luyện thể thao đều đặn, chăm sóc bàn tay, bàn chân hàng ngày (giữ sạch, rửa bằng nước ấm, tránh trầy xước,…) và nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kiểm soát bệnh và phát hiện các biến chứng sớm nhất.

Nếu có tình trạng tê bì chân tay hoặc bệnh đái tháo đường, bạn có thể gọi tới 19001259 hoặc 1900.545439 (Giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi tới hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được Tư Vấn (Miễn Phí).

4/5 - (5 votes)