Home Bệnh về hệ thần kinh Chứng tê bì chân tay BỊ TÊ LÒNG BÀN CHÂN LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU...

BỊ TÊ LÒNG BÀN CHÂN LÀ BỆNH GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP

388

Bàn chân không chỉ giúp chúng ta di chuyển mà còn chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Vì thế khi chân xuất hiện các vấn đề như đau nhức, trầy xước, tê … thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bàn chân. Để giải đáp cho câu hỏi tê lòng bàn chân là bệnh gì cùng tìm hiểu trong nội dung sau.

1. Dấu hiệu khi tê lòng bàn chân

Tê lòng bàn chân là tình trạng lòng bàn chân bị mất cảm giác tạm thời, khiến chân không có phản ứng với bất kỳ tác động nào.Ngoài ra hiện tượng tê bì chân còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức lâm râm, khó chịu.

Tê lòng bàn chân có thể được nhận diện qua những dấu hiệu sau:

-Tình trạng tê lòng bàn chân diễn ra trong nhiều lần trong khoảng thời gian kéo dài.

-Lòng bàn chân bị tê, khác thường về màu sắc, nhiệt độ và hình dạng.

-Kèm theo tê lòng bàn chân còn có biểu hiện chóng mặt, đau đầu một cách dữ dội, choáng váng, khó thở, mệt mỏi, bị co giật…

-Người bệnh có thể thấy tê, đau nhức lâm râm ở chân, chân bị yếu đi và khó khăn trong việc điều chỉnh các cử động.

Tê lòng bàn chân như bị kim châm kèm với một số cảm giác đau, ngứa râm ran thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, người bệnh không nên chủ quan nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân tê lòng bàn chân

-Ngồi, quỳ ở một chỗ quá lâu hoặc sai tư thế: Các tư thế này sẽ gây nên áp lực chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu, gây ra tình trạng lòng bàn chân bị tê đau, châm chích như kim châm.

-Nhiễm độc: Nguyên nhân này nếu xảy ra sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.Các chất độc như thủy ngân, asen, thallium có thể gây ra hiện tượng tê ở lòng bàn chân.

-Rượu: Rượu có thể chứa rất nhiều độc tố gây nên tình trạng tổn thương và làm giảm các loại vitamin tốt cho hệ thần kinh, khiến lòng bàn chân bị tê đau, châm chích.

-Chấn thương: Những chấn thương ở các vị trí như mắt cá chân, lưng, bàn chân… có thể khiến lòng bàn chân bị ảnh hưởng dẫn đến đau, tê như bị kim châm.

-Đau thần kinh tọa: Bệnh lý này sẽ kích thích mạnh đến các dây thần kinh khiến cho lòng bàn chân bị đau, tê và ngứa râm ran.

-Thừa cân béo phì: Nguyên nhân tê lòng bàn chân do thừa cân, béo phì cũng có thể xảy ra do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên chân khi di chuyển. Bên cạnh đó lượng mỡ thừa quá nhiều có thể gây chèn ép các mạch máu hay các dây thần kinh, các cơ bị chèn ép gây nên tê bì chân tay, đặc biệt là lòng bàn chân.

-Tăng huyết áp: Khi huyết áp tăng cao sẽ khiến thành mạch máu phải chịu nhiều áp lực, nếu áp lực quá cao bắt buộc tim phải hoạt động nhiều mới đủ cung cấp máu. Khi áp lực tăng cao mà lượng máu không đáp ứng sẽ khiến máu lưu thông không đều tới các chi, gây nên triệu chứng tê lòng bàn tay bàn chân.

-Bệnh đái tháo đường: Lượng đường vượt quá ngưỡng cho phép sẽ làm tổn thương đến các dây thần kinh, khiến lòng bàn chân đau và ngứa râm ran.

-Thiếu máu: Nếu cơ thể thiếu máu, thì tim và não không đủ các dưỡng chất để cung cấp cho các chi, nguy cơ tay chân bị tê rất dễ xảy ra.

-Bệnh động mạch ngoại biên: Các động mạch ngoại biên ở chân dần bị thu hẹp sẽ làm giảm lưu lượng máu đến chân gây tê lòng bàn chân như bị chuột rút, kim châm ở chân.

-Thoát vị đĩa đệm: Các chất nhầy thoát ra từ đĩa đệm sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, dẫn đến tình trạng tê, đau nhức ở lòng bàn chân.

-Các bệnh liên quan đến xương khớp: Người từng bị các chấn thương xương khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống làm chèn ép lên các mạch máu cũng dẫn tới nguyên nhân tê bì lòng bàn chân.

3. Lòng bàn chân bị tê có nguy hiểm không?

Nếu lòng bàn chân bị tê do các tư thế ngồi, đứng quá lâu… thì tình trạng này sẽ biến mất sau vài phút. Tuy nhiên nếu lòng bàn chân vẫn tê như bị kim châm, tê đau thường xuyên xảy ra, kéo dài thì rất nguy hiểm vì có thể người bệnh đã mắc một bệnh lý nào đó trong số các bệnh lý đã nêu ở trên.

Do đó khi thấy lòng bàn chân tê có kèm theo các dấu hiệu như lòng bàn chân bị biến đổi, chóng mặt, đau đầu, co giật… thì người bệnh cần đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị tê lòng bàn chân phổ biến

4.1. Mẹo dân gian chữa tê lòng bàn chân

Dây đau xương

Theo y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng trừ thấp, khu phong, thư cân hoạt lạc nên được sử dụng để chữa các bệnh tê thấp và đau xương khớp. Với y học hiện đại thì dây đau xương có nhiều hoạt chất chứa Alcaloid, có tác dụng gây tê, giảm đau và chống viêm nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp hiệu quả.

Người bệnh cắt dây đau xương thành các khúc nhỏ đem sao vàng hạ thổ rồi lấy khoảng 20g sắc với nước, chia ra uống hết trong ngày.Để có hiệu quả nên thực hiện liên tục để có kết quả tốt nhất sau 2 tuần.

Ngâm chân với nước muối gừng

Gừng có tính ấm nóng nên có thể hỗ trợ giảm đau và chống viêm hiệu quả. Người bệnh ngâm chân với nước gừng tươi có thể giảm đau lòng bàn chân, bằng cách dùng 1 củ gừng đã được rửa sạch, đập dập sau đó cho vào nồi nước, thêm ít muối đun trong khoảng 20 phút. Chờ nước nguội bớt thì ngâm chân trong khoảng 20-30 phút vào buổi tối

Lá lốt ngâm chân

Loại lá này có đặc tính tán hàn, hỗ trợ máu lưu thông và làm ấm người.Chuẩn bị khoảng 30gr lá lốt tươi đã rửa sạch, sau đó cho vào một lít nước đun sôi trong khoảng 3 phút và thêm một chút muối.Khi nước bớt nóng thì dùng ngâm chân.Cách làm này không áp dụng với người bị suy giãn tĩnh mạch, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường.

4.2. Sử dụng các phương pháp Đông y

Châm cứu

Bác sĩ sẽ sử dụng một loại kim châm cứu mỏng và nhỏ châm vào các huyệt đạo của người bệnh, sẽ giúp các triệu chứng của bệnh giảm đi rất nhiều. Đây là phương pháp giúp điều trị đau lòng bàn chân nhanh chóng và hiệu quả.

Xoa bóp

Khi xoa bóp, các dịch tụ ở vùng chân đau sẽ tan dần ra, giúp giảm triệu chứng tê đau lòng bàn chân hiệu quả hơn.Thêm vào đó, xoa bóp còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện chất dinh dưỡng giúp cơ xương mềm mại, thông kinh hoạt lạc.

Bấm huyệt

Xoa bóp và bấm huyệt thường được kết hợp với nhau để giảm đau, thư giãn cho lòng bàn chân.Thông thường, bác sĩ sẽ xoa bóp trước để cơ thể quen dần với các tác động khi được day, bấm huyệt.

4.3. Điều trị bằng Tây y

Đối với các trường hợp tê đau ở lòng bàn chân còn nhẹ, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau và thuốc khám viêm như Paracetamol, nhóm NSAIDs như Aspirin, Meloxicam, Ibuprofen… có tác dụng nhẹ.

Khi sử dụng thuốc Tây cần đúng chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc về uống có thể bị tác dụng phụ…

4.4. Các cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

Tinh thần thoải mái

Tinh thần quyết định rất nhiều đến khả năng điều trị và phục hồi bệnh. Đa số bệnh nhân khi đối mặt với căn bệnh này thường có tâm lý hoang mang, lo lắng và cáu giận do lòng bàn chân tê cứng mất cảm giác. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị, người bệnh nên thoải mái để điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Tập thể dục

Việc tập thể dục sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và hạn chế những cơn tê bì lòng bàn chân.Khi máu huyết lưu thông tốt, các mạch máu hạn chế được những áp lực sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc làm giảm các cơn đau của người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Chú ý bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày là cách hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Người bệnh nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, canxi và khoáng chất.

Để có thể hỗ trợ điều trị tê lòng bàn chân hiệu quả, an toàn người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm có chứa Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.

Bên cạnh sản phẩm giúp phòng và giảm tê bì chân tay, các biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý này, nếu tê lòng bàn chân có liên quan đến các bệnh xương khớp, người bệnh có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi nano, vitamin D3, MK7, mangan, magie, silic, sắt, kẽm… Các thành phần này đều có trong một viên uống và sẽ giúp xương chắc khỏe, tránh được những bệnh lý xương khớp và cũng hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Rate this post