Đôi khi chúng ta bỏ ngoài tai, thậm chí thấy nực cười khi nghe những lời cảnh báo hiện tượng tê bại chân tay thi thoảng mình hay gặp trong đời sống hằng ngày lại có thể là nguyên nhân khiến chúng ta bị bại liệt chân, tay hoặc liệt nửa người. Tuy nhiên, nếu cứ xem thường hiện tượng tê bại chân tay, sẽ tới một ngày phải chịu hậu quả nặng nề là mất khả năng vận động.
Vì sao chứng tê bại chân tay vẫn gặp hằng ngày lại gây nguy hiểm?
Không ít lần trong cuộc sống hằng ngày chúng ta gặp phải tình trạng tê bại chân tay. Đó là cảm giác một vùng cánh tay, bàn chân, cẳng chân như bị châm chích, đau mỏi. Hiện tượng xảy ra khi chúng ta cầm nắm, mang vác vật nặng gì đó trong khoảng thời gian dài, hoặc ngồi lâu, nằm ngủ gối đầu lên tay…. Nếu nhẹ hiện tượng tê bại chân tay này sẽ biến mất sau khi chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn. Đây được xem như chứng tê bại chân tay do sinh lý và không có gì đáng lo ngại.
Nhưng rất nhiều trường hợp chúng ta bị tê bại chân tay, không nhấc nổi tay chân, nhiều khi cài cúc áo cũng khó và hay bị chuột rút 2 bàn tay, co cứng bắp tay, lúc nằm nghỉ thấy cổ, tay, chân bị giật giật. Những dấu hiệu này cho thấy đây có nguy cơ là do các bệnh lý mãn tính khiến dây thần kinh bị chèn ép, tuần hoàn mạch máu ngoại vi bị rối loạn gây tổn thương tới vùng nhận cảm giác ở tay và chân.
Nguyên nhân khiến chúng ta gặp hiện tượng tay chân tê bại như này có thể do thiếu canxi từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi, hay do tổn thương khớp, thoái hóa ở những người có tuổi.
Tê bại chân tay được coi là cảnh báo sớm nhất gặp ở những người bị thiếu hụt canxi, các vitamin nhóm B, thoái hóa xương khớp, các bệnh mãn tính khác như đái tháo đường, rối loạn lipid máu,… gây nên, lúc này các dây thần kinh bị tổn thương do chèn ép, cản trở hoạt động, nếu không chữa trị kịp thời, nặng hơn sẽ dẫn đến yếu cơ và liệt. Tê bại cũng có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể tuỳ vị trí tổn thương hay nguyên nhân gây bệnh như vùng đầu mặt, tay chân, ngực…
Xét về đặc thù công việc, nhóm có nguy cơ cao mắc chứng tê bại chân tay là nhân viên văn phòng gõ máy tính nhiều giờ, làm việc trong môi trường máy lạnh thường xuyên, người làm việc khuân vác nặng, đi xe máy nhiều giờ, giao hàng hay các công nhân thuỷ sản phải tiếp xúc thường xuyên với nước lạnh môi trường ẩm ướt, các công nhân thường xuyên sử dụng các thiết bị rung như khoan cắt bê tông, công trình…
Làm gì để phòng ngừa và điều trị tê bại chân tay ?
Chỉ từ hiện tượng tê tay chân bình thường, nhưng tiềm ẩn trong đó là nguy cơ tổn thương có thể khiến chúng ta mất khả năng vận động, bại liệt nếu để xảy ra biến chứng nặng nề. Cách điều trị tê bại chân tay tốt nhất, hiệu quả nhất là phòng ngừa bằng việc thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, lối sống khoa học, luôn tập luyện thể dục thể thao, hạn chế ngồi lâu hoặc làm việc gì chỉ trong một tư thế kéo dài.
Thường xuyên bị tê bại chân tay ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của mỗi người, cảm giác đau mỏi, bại cả tay chân khiến chúng ta muốn cầm, nắm gì cũng khó, muốn nhấc chân lên đi lại vận động cũng vất vả.
Trường hợp thấy xuất hiện chứng tê bại chân tay, không nên xem thường mà cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh căn nguyên gây ra hiện tượng tê bại chân tay là gì. Tiếp đó, cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, từ việc dùng thuốc giảm đau, mềm cơ, đến việc bệnh căn nguyên nào thì dùng thuốc điều trị tích cực đó, bị bệnh đái tháo đường, thì phải kiểm soát đường huyết tốt, người bị thoái hóa, thì phải điều trị thoái hóa; loãng xương thì phải điều trị loãng xương….
Bên cạnh việc điều trị bệnh căn nguyên, trị triệu chứng đau mỏi, thì hiện tượng cảnh báo tê bại chân tay do các dây thần kinh bị tổn thương, bị chèn ép cũng cần được trị tích cực bằng việc bổ sung sản phẩm có chứa các vi chất là vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Cao Blueberry, bạch quả Ginkgo biloba, Chondroitin… Những dưỡng chất này khi kết hợp cùng nhau sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ và hàn gắn tổn thương hệ thần kinh, giảm các biến chứng thần kinh gây ra hiện tượng chân tay tê bại ở các bệnh lý khác nhau.
- Tìm hiểu về sản phẩm có chứa đầy đủ các vi chất trên tại đây!
Nếu không muốn gánh nhận hậu quả nặng nề nhất là mất khả năng vận động, tốt nhất chớ xem thường hiện tượng tưởng chừng vô hại là tê bại chân tay. Quan trọng hơn cả là có biện pháp phòng ngừa và điều trị tích cực, đúng cách để tránh biến chứng nặng nề.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về “nguyên nhân, triệu chứng gây tê bại tay chân“, Hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 hoặc gửi email về hòm thư songkhoe@bacsituvan.vn để được chuyên gia của chúng tôi giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Tìm hiểu thêm tại đây: