Home Bệnh xương khớp Làm gì để chữa trị chứng nhức mỏi chân tay

Làm gì để chữa trị chứng nhức mỏi chân tay

13863

Chứng nhức mỏi chân tay là căn bệnh khá phổ biến và thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Đặc biệt, người bệnh luôn có cảm giác nhức mỏi chân tay khiến cho đứng ngồi không yên, chân tay bứt rứt, ăn ngủ không ngon. Vậy làm thế nào để chữa trị nhức mỏi chân tay?

Chữa nhức mỏi chân tay thế nào ?
Chữa nhức mỏi chân tay thế nào ?

Hầu hết những người bị bệnh thường xuyên rên la nhức mỏi và cần có người xoa bóp liên tục. Việc cử động hay gồng cứng chân tay hoặc xoa bóp, chỉ làm cho cảm giác nhức mỏi chân tay dịu xuống, nhưng một lúc sau khi dừng xoa thì bệnh quay trở lại, có khi lại bị nặng hơn. Với một số bệnh gây biến chứng nhức mỏi chân tay vào ban đêm chính  là một trong những nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Làm gì để chữa trị chứng nhức mỏi chân tay ?

  • Tăng cường vận động đối với người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng như khí công, thái cực quyền  Do cơ thể yếu, khó hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể, cần bổ sung như Cao Blueberry, Chodrotin, Ginkgo Biloba và các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) giúp tăng cường lưu thông máu tới các cơ quan, giảm đau dây thần kinh để chữa chứng nhức mỏi chân tay hiệu quả. Ngoài ra có thể kết hợp với các phương pháp chữa nhức mỏi chân tay khác như: châm cứu, massage, vật lý trị liệu cũng giúp giảm tình trạng tê, đau, nhức một cách hiệu quả.
  • Tăng cường đi lại tránh ngồi quá lâu (ngồi xổm) hoặc mang vác nặng.
  • Giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh.
  • Với những bệnh nhân bị mãn tính, không được tự ý chữa và điều trị nhức mỏi chân tay được nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Tránh tăng cân đối với bệnh nhân bị béo phì, kiểm soát lượng đường trong máu với những người bị bệnh tiểu đường. Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau trong những trường hợp gặp phải những cơn đau nhức cấp tính.
  • Chế độ dinh dưỡng là một trong yếu tố quan trọng giúp trị nhức mỏi chân tay mà nhiều người thường không chú trọng. Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều caxi, vitamin nhóm D, B như B1, B2, kali, acid folic, sắt từ các loại rau xanh, trái cây tươi,
  • Tuyệt đối tránh những thức ăn chứa nhiều chất đạm, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, không dùng thuốc lá, cà phê, rượu, bia.
3/5 - (3 votes)