Home Bệnh về hệ thần kinh ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TRẺ – KHÔNG CÒN LÀ CHUYỆN “HIẾM”

ĐỘT QUỴ Ở NGƯỜI TRẺ – KHÔNG CÒN LÀ CHUYỆN “HIẾM”

315

Đột quỵ là một căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Hiện nay, căn bệnh này không chỉ còn là nỗi lo của người già nữa mà tỉ lệ mắc đột quỵ ở người trẻ tuổi những năm gần đây luôn tăng cao và có dấu hiệu tăng đột biến. Vậy chứng bệnh này là gì? Và tại sao chứng bệnh này lại có thể xuất hiện ở người trẻ chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân dẫn đột quỵ ở người trẻ

Đột quỵ là căn bệnh khiến não bộ bị tổn thương khi lượng máu đưa lên não đột ngột bị ngưng trệ hoặc tắc vỡ mạch máu não. Khi không được phát hiện và cấp cứu kịp thời người bệnh sẽ có thể gặp phải triệu chứng hôn mê sâu, nguy hiểm hơn là tử vong. Bệnh đột quỵ trước đây được mệnh danh là “bệnh của người già” vì nó thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, căn bệnh này xuất hiện rất nhiều ở lớp người trẻ tuổi và gây tử vong cao. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đột quỵ ở người trẻ? Thực chất có thể kể đến những nguyên nhân dưới đây:

1.1. Bệnh lý dị dạng mạch máu não

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên đột quỵ và chảy máu não ở những người trẻ tuổi. Lúc này, các mạch máu não sẽ phát triển một cách bất bình thường gây nên những túi phình với thành mạch mỏng gây nên hiện tượng xuất huyết não. Tuy chưa có biện pháp nào thực sự hiệu quả để phòng chống bệnh dị dạng mạch máu não nhưng có thể phát hiện kịp thời những bất thường sớm qua chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

1.2. Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, có đến khoảng 60% các bệnh nhân đột quỵ có dấu hiệu của chứng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Mà cụ thể thường gặp hơn ở nam giới. Với những thói quen ăn uống thiếu khoa học, có hại cho sức khỏe như ăn nhiều đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn… người trẻ tuổi sẽ dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ hơn.

1.3. Mất ngủ hoặc ngủ muộn

Các nhà khoa học đã chứng minh, những người không ngủ đủ giấc mỗi ngày tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cao. Đặc biệt, tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều ở những người bị mất ngủ kéo dài. Khi bị mất ngủ, người bệnh thường dễ gặp phải các triệu chứng như tăng huyết áp đột ngột, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch máu… làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

1.4. Căng thẳng, stress thường xuyên

Cùng với căn bệnh mất ngủ ở giới trẻ, nếu những ai có cường độ làm việc quá căng thẳng, thường xuyên gặp phải áp lực hoặc stress cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ. Khi stress thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến tim mạch, cơ quan tiêu hóa khiến sức khỏe sa sút làm tăng nguy cơ đột quỵ.

1.5. Lối sống ít vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, chất kích thích

Các chuyên gia của hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ đã chỉ ra rằng, những người lười biếng ít tập thể dục có nguy cơ đột quỵ cao hơn người không tập gấp 20 lần. Đặc biệt những người trẻ hiện nay thường quá chú tâm mải mê với công việc mà bỏ bê việc luyện tập thể dục bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, nhiều người còn lạm dụng sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích một cách quá đà cũng trở thành yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ.

1.6. Hội chứng chuyển hóa, bệnh mãn tính có xu hướng trẻ hóa

Hiện nay, các bệnh mãn tính và hội chứng chuyển hóa không chỉ xuất hiện ở người già mà đang có xu hướng dần trẻ hóa. Số lượng người trẻ gặp ảnh hưởng từ các nguyên nhân này tăng cao và gây nên tình trạng đột quỵ nhiều ở người trẻ tuổi.

1.7. Đái tháo đường và tăng huyết áp

Đái tháo đường trở thành nguyên nhân gây đột quỵ ở 30% người trẻ cùng với chứng bệnh tăng huyết áp. Do những thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh khiến các căn bệnh này xuất hiện dày đặc thậm chí cả ở trẻ nhỏ.

1.8. Tâm lý chủ quan

Nhiều bạn trẻ thường có tâm lý chủ quan khi nghĩ rằng bệnh đột quỵ chỉ xuất hiện ở lứa tuổi già mà không biết rõ rằng nguy cơ người trẻ tuổi mắc chứng đột quỵ đang ngày càng tăng cao. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến nguyên nhân này như ăn uống không khoa học, môi trường ô nhiễm…

2. Đột quỵ ở người trẻ có nguy hiểm không?

Đột quỵ ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người mắc bệnh. Nhiều trường hợp người trẻ tuổi tử vong do đột quỵ khi không được phát hiện kịp thời hoặc nếu được phát hiện cũng để lại nhiều di chứng lâu dài suốt cuộc đời như bại liệt, méo miệng, mờ mắt… và phụ thuộc vào gia đình. Khi người trẻ tuổi bị đột quỵ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế gia đình và cuộc sống bị thay đổi xáo trộn theo chiều hướng tiêu cực.

Vì vậy, người trẻ không nên chủ quan mà cần tìm hiểu cũng như tự mình phòng ngừa, cảnh giác để không gặp phải những sự cố đáng tiếc.

3. Cách phòng bệnh đột quỵ từ sớm

Đột quỵ hiện nay là căn bệnh có thể xảy đến với bất kỳ ai. Vì vậy, nếu đang là một người trẻ tuổi bạn hãy nắm rõ các cách phòng bệnh cho chính bản thân và người thân trong gia đình để không gặp phải các sự cố đáng tiếc. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh đột quỵ mà các bạn có thể tham khảo:

3.1. Kiểm soát gốc tự do, chăm sóc não

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hoạt chất sinh học thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry (xuất xứ Bắc Mỹ) có tác dụng đặc hiệu trong chăm sóc não, kiểm soát gốc tự do. Các hoạt chất này giúp bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não, hạn chế tổn thương não làm cho máu huyết lưu thông và giúp dự phòng đột quỵ hiệu quả.

Hiện nay, các bạn có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần này giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nên não và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh. Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

3.2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đột quỵ có thể kể đến như: đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý về tim mạch, thừa cân, béo phì… Vì vậy, để nhận biết nhanh chóng các yếu tố nguy cơ này các bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện bất kỳ chứng bệnh nào cần điều trị theo đúng phác đồ của các bác sĩ để căn bệnh được cải thiện và phòng chống được bệnh đột quỵ.

3.3. Chủ động thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ gây nên chứng đột quỵ. Vì vậy, hãy tự bản thân mình thay đổi lối sống theo hướng tích cực để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này. Cụ thể đó là:

-Nên có kế hoạch làm việc, sinh hoạt hợp lý.

-Tránh để cơ thể stress, căng thẳng trong thời gian dài.

-Tạo cho mình thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ.

-Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

-Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Bổ sung các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất cho cơ thể để có đủ năng lượng cho một ngày làm việc.

-Vận động thường xuyên bằng các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tạp yoga, thiền… để nâng cao sức đề kháng và cải thiện sức khỏe.

Đột quỵ ở người trẻ tuổi hiện nay không còn là chuyện hiếm mà trở thành vấn đề đáng báo động. Chính vì vậy, để an toàn cho sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình các bạn nên chú ý phòng bệnh và theo dõi sức khỏe định kỳ. Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề đột quỵ ở người trẻ hy vọng sẽ giúp được các bạn trong việc tìm hiểu về căn bệnh cũng như biết cách phòng ngừa an toàn.

Rate this post