Home Bệnh về hệ thần kinh 7 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ rất dễ gặp phải

7 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ rất dễ gặp phải

6387

Định nói điều gì đó nhưng lại quên mất, ra khỏi phòng mới nhớ ra chưa tắt đèn,… Chuyện cứ lặp đi lặp lại có chiều hướng gia tăng mà tuổi của bạn dưới 40 thì không nên coi thường. Đây là, dấu hiệu  rối loạn tâm thần, căng thẳng đầu óc, suy giảm nhớ. Sau đây là 7 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.

Tìm hiểu thêm về:

7 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
7 nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ của bạn.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Làm nhiều việc cùng lúc

Hầu hết, chúng ta có thói quen ôm đồm làm nhiều việc cùng một lúc với hy vọng hoàn thành sớm công việc được giao. Tuy nhiên có nhiều người nghĩ rằng làm nhiều việc cùng lúc là thói quen tốt nhưng thói quen này kéo dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, thậm chí công việc quá tải cũng có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.

Khi có dấu hiệu rối loạn trí nhớ, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể khắc phục là nghỉ ngơi và làm việc có chế độ điều độ, hạn chế không làm nhiều việc mà nên tập trung vào việc duy nhất tại thời điểm, như vậy não của bạn có thể hoàn thành tốt.

Trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý thường gặp trong tâm thần học, gặp ở người hay chán nản, buồn bực trong người, khi mắc bệnh sẽ rất khó khăn để tập trung và nhớ lại nhiều thứ vì mỗi khi tập trung họ lại có những cảm xúc tiêu cực. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ em nếu chúng phải thường xuyên bị áp lực ở các tình huống căng thẳng.

Ngay khi có dấu hiệu trầm cảm như chán nản, buồn phiền, bạn nên tìm gặp bác sĩ tâm lý hoặc chia sẻ với người bạn thấy tin tưởng giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Ngoài ra, bạn nên nghỉ ngơi, tập luyện thể thao có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, những ưu phiền trong cuộc sống có cách nhìn tích cực hơn.

Che giấu cảm xúc thật

Những người che giấu cảm xúc thật của mình khỏi sự sợ hãi, xấu hổ, Họ luyện cho bản thân che giấu cảm xúc như vậy sẽ giúp người đó thực hiện tốt công việc của mình hơn. Nhưng tình trạng này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với trí nhớ của chính họ. Vì vậy, để cuộc sống được cân bằng, bạn không nên che giấu cảm xúc quá nhiều nên thả lỏng bản thân và cải thiện tư duy  bằng cách đó bạn có thể trở thành một người toàn diện nhận thức tuyệt vời hơn.

Lạm dụng các chất gây nghiện

Việc sử dụng một số loại thuốc nằm trong mục danh sách cấm, làm cho người sử dụng trong tình trạng nhận thức mơ hồ, luôn có cảm giác thèm muốn dùng các chất gây nghiện, dần dần họ đánh mất thói quen tốt của mình và dẫn đến suy giảm trí nhớ vì các chất này ảnh hưởng đến vùng hippocampus và một phần của não đảm nhận chức năng nhận thức, kết quả trí nhớ sẽ kém dần đi.

Uống quá nhiều rượu

Việc lạm dụng rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm thần trong đó có suy giảm trí nhớ hoặc nặng hơn là mất trí nhớ tạm thời, bởi khi rượu được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn khí oxy lưu thông lên não, tình trạng này có thể gây ra tác động tiêu cực trên toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương.

Thiếu Thiamine (vitamin B1)

Thiamine là dinh dưỡng thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng nuôi sống cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin B1 có trách nhiệm cân bằng và bảo vệ các chức năng hệ thống thần kinh. Các hoạt chất này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ con người.Đối với những người không nhận đủ lượng thiaminecos thể bị rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2mg cho người lớn (nam 1,4mg; nữ 1mg).

Thiếu ngủ

Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể cân bằng trạng thái cơ thể sau khi hoạt động sau một ngày dài, nếu bạn không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ và mất trí nhớ ngắn hạn. Vì vậy, bạn nên dành ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày để nhằm ngủ cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.

Phòng ngừa suy giảm trí nhớ

Cho dù nguyên nhân nhân gây suy giảm trí nhớ là gì thì việc phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ là điều cần thiết, bởi chúng đều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và cũng là khởi nguồn của rất nhiều những hậu quả khó lường mà chúng ta phải đối mặt do những thói quen xấu trong cuộc sống của chính bản thân mỗi người.

Qua đó, chúng ta cần có những biện pháp phòng bệnh như bổ sung các dưỡng chất có vitamin nhóm B(B1,B2,B6) giúp phục hồi các dây thần kinh tổn thương và chống rối loạn thần kinh ngoại vi, Ginkgo biloba có tác dụng phục hồi dẫn truyền thần kinh mạch máu,tăng cường trí nhớ, hỗ trợ giảm đau do chèn ép thần kinh hiệu quả, không còn biểu hiện tê mỏi chân tay. Cao Blueberry ngăn sa sút trí tuệ, phòng ngừa các chứng bệnh về tiểu đường, mắt, tim mạch và ung thu, chống các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.

3.5/5 - (2 votes)