Tê mỏi chân tay phải làm sao để khắc phục và quan trọng là để phòng ngừa? Bởi vì ban đầu tê mỏi chân tay có thể chỉ là hiện tượng bình thường, nhưng về sau phần lớn triệu chứng tê mỏi chân tay là biểu hiện của các bệnh lý đang tiềm ẩn trong cơ thể mỗi chúng ta như loãng xương, tiểu đường, mỡ máu …
Tê mỏi chân tay có thể do:
Chứng tê mỏi chân tay thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt ngành nghề. Bệnh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh thông thường dễ điều trị đến bệnh phức tạp gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Tê mỏi chân tay sinh lý: Do các dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép khiến máu khó lưu thông như là ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu, ảnh hưởng do thời tiết gây rối loạn cảm giác tê mỏi.
Tê mỏi chân tay bệnh lý: là do biến chứng của một số bệnh như thoái hóa xương khớp (thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, chấn thương); rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì); bệnh viêm đa dây thần kinh; thiếu vitamin B1, B12, acid folic, calci, kali.
Tê mỏi chân tay phải làm sao?
Trường hợp, tê mỏi chân tay sinh lý không cần điều trị chỉ cần tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.
Tuy nhiên triệu chứng tê mỏi chân tay bị lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài thì cần lưu ý tới việc chúng ta đang mắc một bệnh lý nào đó làm tổn thương thần kinh ngoại vi, gây ra hiện tượng tê mỏi chân tay.
Lúc này hãy đến bác sĩ để biết chắc chắn mình bị tê mỏi chân tay do bệnh lý nào, sau đó cần tích cực điều trị bệnh gốc, nếu bị đái tháo đường thì cần giữ đường huyết luôn ổn định, nếu bị mỡ máu thì phải áp dụng phương pháp điều trị giảm Cholesterol trong máu, nếu bị loãng xương thì cần điều trị tích cực bằng việc bổ sung canxi, vitamin D và MK7….
Bên cạnh việc điều trị bệnh căn nguyên, cần điều trị chứng tê mỏi chân tay bằng cách bổ sung các vi lượng và khoáng chất như nhóm vitamin B (B1,B2,B6) giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, đau cơ xương. Đồng thời bổ sung bạch quả Ginkgo biloba có tác dụng tăng cường lưu thông máu và bảo vệ dây thần kinh, Cao blueberry ngăn sa sút trí tuệ, chống lão hóa và ngăn ngừa các gốc tự do gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh.
- Tìm hiểu về sản phẩm chứa Fursultiamine, các vitamin nhóm B, Ginkgo Biloba, Cao Blueberry tại đây!
Tìm hiểu thêm tại đây: