Home Thông tin hữu ích Chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Chứng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

9039

Nói rồi sau đó quên luôn, ăn rồi bảo chưa, quên khóa cửa khi đi ra ngoài, quên xả nước sau khi đi vệ sinh, mất tập trung khi làm việc, quên mất việc cần làm,… là những biểu hiện đầu tiên của chứng suy giảm trí nhớ. Nặng hơn, quên mất sự việc vừa xảy ra, không nhớ tên của một người thân, quên mất đường về nhà,…. Đó chính là chứng suy giảm trí nhớ, thường gặp ở tuổi trung niên đến người cao tuổi mà nếu không ngăn ngừa và chữa trị sớm sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh và có thể tạo nên nỗi ám ảnh cho người thân của họ.

suy_giam_tri_nho_o_nguoi_cao_tuoi

Chứng suy giảm trí nhớ là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm.

Suy giảm trí nhớ là dấu hiệu sớm rất nguy hiểm có thể dẫn tới sa sút trí tuệ như Alzheimer và Parkinson. Alhzeimer là bệnh do thoái hóa vùng não trí nhớ, còn Parkinson là thoái hóa vùng chất đen trên não. Khoảng 10% trường hợp suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành Alhzeimer. Hơn hết, chứng suy giảm trí nhớ ngày càng nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và cuộc sống người bệnh, về lâu dài sẽ mất dần khả năng sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh thường chết sớm, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh.

Những dấu hiệu điển hình của chứng suy giảm trí nhớ:

nhung-trieu-chung-bieu-hien-cua-chung-suy-giam-tri-nho

Những biểu hiện thường gặp như quên những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên, quên cách sử dụng những đồ vật đã từng dùng rất nhiều lần, gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới, hay lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện, gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền, nặng hơn có thể không thể giữ nếp sinh hoạt thường ngày,….

Người bệnh thường hay quên những việc vừa mới xảy ra, tư duy chậm chạp, thiếu logic rồi chuyển sang giảm khả năng truyền đạt ý, lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, hay đi lạc, đờ đẫn, mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết.
Nhiều người thường chủ quan với chứng hay quên, đãng trí và cho rằng theo thời gian và tuổi tác, trí nhớ giảm sút là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khoảng 50% những người hay quên, đãng trí này đã bị chuyển sang thể sa sút trí tuệ (mất trí nhớ) sau một vài năm.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ. Có thể kể đến các nguyên nhân thường gặp như:

Giảm trí nhớ bình thường do tuổi tác

Suy giảm trí nhớ diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác. Số lượng tế bào não và lượng chất dẫn truyền thần kinh bắt đầu giảm dần một ít từ 20 tuổi. Khi tuổi càng lớn, sự thay đổi càng nhiều hơn. Màng tế bào thần kinh có bản chất là phospholipid là đối tượng ưa thích để các gốc tự do tấn công. Gốc tự do làm tổn thương màng tế bào thần kinh, chiếm ADN của nhân tế bào dẫn tới tế bào thần kinh bị tổn thương và gây giảm dần trí nhớ. Não là tổ chức cần oxy nhiều nhất (chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng cần tới 25% tổng lượng oxy), vì thế đây là tế bào não hoạt động chuyển hóa mạnh nhất và càng nhiều tuổi càng sinh ra nhiều gốc tự do hơn, càng bị suy giảm trí nhớ nhiều hơn.

Các nguyên nhân khác.

Một số bệnh lý có thể gây tổn thương não và gây giảm trí nhớ như chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, u não, viêm não siêu vi, nghiện rượu. Ngoài ra các bệnh lý như bệnh gan, bệnh tuyến giáp, bệnh cao huyết áp, đái tháo đường,…cũng có thể gây giảm trí nhớ.

Một số yếu tố đẩy nhanh bệnh là chấn thương tâm lý do stress, trầm cảm, mất ngủ, làm việc căng thẳng gây kém tập trung và thường gây giảm trí nhớ sơm, từ khi còn trẻ.

Ngăn ngừa và điều trị sớm chứng suy giảm trí nhớ

suy_giam_tri_nho_la_bieu_hien_som_cua_nhieu_benh_ly

Khi chứng suy giảm trí nhớ có biểu hiện rõ rệt và tiến triển thành các bệnh sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer… thì khả năng phục hồi rất khó. Do vậy, các chuyên gia cảnh báo, việc ngăn ngừa và điều trị các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn biến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Như đã phân tích ở trên, tổn thương tế bào thần kinh, tế bào thần kinh được nuôi dưỡng kém và tác động của gốc tự do được sinh ra ồ ạt theo tuổi tác và do bệnh lý là những nguyên nhân gây chứng suy giảm trí nhớ. Bởi vậy, để ngăn ngừa và điều trị tốt chứng suy giảm trí nhớ cần phải khống chế những các nguyên nhân này.

Khoa học đã chứng minh, các vitamin nhóm B cùng chondroitin giúp ngăn ngừa và điều trị các tổn thương, rối loạn cũng như bảo vệ tế bào thần kinh rất hiệu quả. Trong khi đó, Ginkgo Biloba giúp tăng cường lưu thông máu, giúp đưa nhiều oxy tới nuôi dưỡng tế bào não. Đặc biệt, Cao Blueberry chứa chống oxy hóa Anthocyanin khi sử dụng sẽ vào máu, chạy lên não, vượt qua hàng rào mạch máu não và đến những vùng tế bào thần kinh, chống lại các gốc tự do, làm tăng quá trình dẫn truyền. Nhờ vậy, Blueberry giúp cải thiện nhận thức, vận động và tăng trí nhớ.

Bên cạnh đó, cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cần tránh những đồ ăn thức uống có hại cho trí nhớ (như rượu, thuốc lá,…), và tăng cường trí nhớ cũng như luyện tập thể thao đều đặn.

Mọi thắc mắc cần được tư vấn bạn đọc xin gửi về songkhoe@bacsituvan.vn hoặc Gọi 1900.1259 để được tư vấn miễn phí.

♦ Nghe lại lời khuyên của chuyên gia về “Chứng suy giảm trí nhớ và cách phòng chống” tại đây!

5/5 - (1 vote)