Home Bệnh về hệ thần kinh ĐỘT QUỴ NHẸ LÀ CHỨNG BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU...

ĐỘT QUỴ NHẸ LÀ CHỨNG BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

303

Thời gian gần đây, khái niệm đột quỵ nhẹ xuất hiện. Nhiều người vẫn không nắm được các triệu chứng cũng như biểu hiện của đột quỵ nhẹ để biết cách phòng tránh. Vậy đột quỵ nhẹ là gì? Và cần phòng tránh căn bệnh này như thế nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đột quỵ nhẹ là gì?

Đột quỵ nhẹ hay còn được các chuyên gia gọi là chứng đột quỵ nhỏ hoặc thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng máu ngưng chảy tới não trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ nhẹ không giết chết các tế bào não như cơn đột quỵ bình thường mà chỉ là các dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể diễn ra một cơn đột quỵ thực sự sắp xảy ra.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ AHA, chứng thiếu máu não thoáng qua đã làm giảm khoảng 20% tuổi thọ của người gặp phải. Lúc này, nếu nhận thấy những biểu hiện của cơn đột quỵ nhẹ, người bệnh nên tiến hành điều trị gấp để ngăn chặn được căn bệnh đột quỵ thực sự gây nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra trong tương lai.

2. Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ

Chứng đột quỵ nhẹ có dấu hiệu tương tự như đột quỵ thực sự cho nên để nhận biết ra biểu hiện của đột quỵ nhẹ không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, chứng đột quỵ nhẹ thường chỉ kéo dài khoảng 1-24h còn đột quỵ thực sự lên đến vài ngày.

Tuy nhiên, nếu chú ý mọi người cũng có thể nhận biết chứng đột quỵ nhẹ qua các dấu hiệu sau đây:

-Huyết áp tăng đột biến: Huyết áp vượt ngưỡng bình thường và tăng cao khiến người bệnh khó chịu.

-Cơ bắp yếu: Cơ bắp của người mắc đột quỵ nhẹ sẽ yếu hơn bình thường

-Tê một bên tay hoặc chân: Người bệnh sẽ cảm thấy tay hoặc chân bị tê một bên và đôi khi là mất cảm giác.

-Chóng mặt: Đột quỵ nhẹ sẽ dẫn đến những cơn chóng mặt, hoa mắt xây xẩm mặt mày mà người bệnh dễ cảm nhận được.

-Bất tỉnh: Nhiều trường hợp gặp đột quỵ nhẹ sẽ gây bất tỉnh.

Ngoài ra nhiều người còn miêu tả lại trạng thái đột quỵ nhẹ với các biểu hiện như thay đổi tri giác, mất trí nhớ tạm thời, cơ thể ngứa ran, khó phát âm, mất căng bằng, giảm thị lực…

3. Nguyên nhân gây ra đột quỵ nhẹ

Chứng đột quỵ nhẹ cũng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Chính vì vậy việc phòng bệnh và chữa bệnh đột quỵ nhẹ cần được đẩy mạnh. Để biết cách phòng tránh, đầu tiên chúng ta cần nắm được các nguyên nhân gây nên bệnh đột quỵ nhẹ.

Cơn đột quỵ nhẹ xuất hiện là do sự lưu thông máu lên não tạm thời bị gián đoạn. Sự tắc nghẽn mạch máu tạm thời này thường gây ra bởi các cục máu động hình thành trong mạch máu. Bên cạnh đó, có một vài yếu tố rủi ro tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ nhẹ có thể kể đến như:

-Tắc động mạch ngoại biên: Tắc động mạch ngoại biên sẽ khiến các mạch máu ở chân hoặc tay bị tắc bởi các mảng bám xơ vữa hoặc huyết khối.

-Bệnh động mạch cảnh: Động mạch cảnh khiến các mạch máu trong cổ dẫn đến não của bạn bị tắc nghẽn.

-Bệnh tim mạch: Bao gồm các chứng bệnh như suy tim, khiếm khuyết tim, nhiễm trùng tim, đặc biệt là trạng thái rung tâm nhĩ cũng gây nên nguy cơ đột quỵ nhẹ.

-Bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là căn bệnh khiến các tế bào hồng cầu bị dị dạng có hình lưỡi liềm gặp khó khăn khi di chuyển qua các mạch máu nhỏ. Điều đó có thể làm chậm hoặc tắc nghẽn mạch máu, ngăn chặn lưu lượng máu lên não và hình thành đột quỵ nhẹ.

-Huyết áp cao: Huyết áp của người bệnh nếu vượt ngưỡng 140/90 mmHg có thể gây ra đột quỵ nhẹ.

-Bị tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng xơ vữa động mạch khiến lượng chất béo tích tụ lại sẽ làm thu hẹp các động mạch.

-Béo phì: Bệnh béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây nên đột quỵ nhẹ. Vì vậy, nếu cơ thể bạn gặp phải tình trạng này nên lưu ý luyện tập thể thao cùng ăn uống điều độ để tránh nguy cơ đột quỵ nhẹ diễn ra.

-Cholesterol cao: Các bác sĩ đã chỉ ra rằng nồng độ Cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch trong mạch máu. Khi các động mạch này bị vỡ sẽ ngăn chặn dòng chảy của máu gây nên chứng đột quỵ nhẹ cho người bệnh.

-Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên: Ít ai ngờ rằng việc sử dụng thuốc tránh thai lại làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy nếu thường xuyên sử dụng các loại thuốc này, chị em phụ nữ lên lưu ý.

-Sử dụng chất gây nghiện: sử dụng nhiều loại thuốc như amphetamine, cocaine và heroin cũng là nguyên nhân gây đột quỵ nhẹ.

-Hút thuốc lá và uống rượu: Hút thuốc lá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ đông máu, cao huyết áp và góp phần làm cho các chất béo tích tụ lượng lớn cholesterol trong động mạch. Không chỉ thuốc lá, uống rượu cũng làm tăng huyết áp và tiểu đường. Vì vậy, hai loại chất gây nghiện này cũng nằm trong nguyên nhân cao gây nên đột quỵ nhẹ.

-Tiền sử gia đình và tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, những người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.

4. Làm thế nào để chẩn đoán cơn đột quỵ nhẹ?

Bệnh đột quỵ nhẹ khi không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến bệnh đột quỵ thực sự. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh đột quỵ nhẹ ở người bệnh, các bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng và qua các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng để có một kết quả chính xác nhất.

Các phương pháp xét nghiệm bao gồm:

-Chụp cắt lớp vi tính sọ não và chụp cộng hưởng từ: Phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ chụp hình ảnh một cách chi tiết nhất của bộ não để có thể quan sát vị trí bị tắc mạch máu não.

-Xét nghiệm dịch não tủy: Xét nghiệm dịch não tủy cũng là một trong những phương pháp tốt để chẩn đoán đột quỵ nhẹ. Trong đó có các xét nghiệm như sinh hóa, tế bào, vi sinh vật, độ pH, định lượng các men và các chất dẫn truyền thần kinh…

-Điện tâm đồ: Điện tâm đồ sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và kiểm tra nhịp tim có sự bất thường hay không.

-Đo huyết áp: Huyết áp cao hay thấp, lên hay xuống sẽ được các bác sĩ tiến hành đo và kiểm tra.

-Xét nghiệm máu: Tiến hành xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra được nồng độ cholesterol trong máu và lượng đường trong máu… Nhất là những người béo phì hoặc mắc bệnh đái tháo đường.

Sau khi có tất cả các kết quả, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được chuẩn xác nhất tình trạng hiện tại của bạn. Sau đó, đưa ra phác đồ điều trị thích hợp để tránh nguy cơ của một cơn đột quỵ nặng.

5. Một cơn đột quỵ nhẹ có nguy hiểm không?

Không phải đột quỵ nhẹ là không gây nguy hiểm cho người mắc bệnh. Thời gian gần đây các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người đột quỵ nhẹ có nguy cơ đột quỵ thật sự trong vòng 7 ngày và có nguy cơ tái phát với khoảng 10-20%. Không chỉ có nguy cơ đột quỵ đột ngột, người bị đột quỵ nhẹ còn có nguy cơ mắc chức nhồi máu cơ tim gây tử vong, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

6. Phòng ngừa bệnh đột quỵ nhẹ như thế nào?

Để phòng ngừa chứng đột quỵ nhẹ, các bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

6.1. Thay đổi thói quen ăn uống

Đầu tiên, việc các bạn cần làm lúc này là thay đổi thói quen ăn uống của bản thân. Nên sử dụng những thực phẩm lành mạnh giàu dinh dưỡng và hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn độc hại.

-Các bạn cần hạn chế những thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, không ăn những thực phẩm quán mặn.

-Nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh. Nhất là các loại rau lá xanh có chứa kali, folate và chất chống oxy hóa

-Để huyết áp không tăng cao, hạn chế ăn muối

-Tránh xa những loại nước uống có chứa các chất kích thích như bia, rượu…

6.2. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp huyết áp ổn định và phòng ngừa đột quỵ.

6.3. Duy trì cân nặng ở mức độ ổn định

Những người béo phì thường có nguy cơ đột quỵ nhiều hơn những người có cân nặng vừa phải. Khi bị béo phì, lượng mỡ máu tăng cao, huyết áp cũng tăng lên và có nguy cơ bị tiểu đường và các bệnh về tim mạch. Vì vậy, việc duy trì một vóc dáng đẹp và cân đối sẽ giúp các bạn ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.

6.4. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên phòng ngừa thiếu máu lên não và đột quỵ một cách hiệu quả và an toàn.

Hiện nay, các bạn có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần này giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nên não và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh. Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.

Ngoài ra, để phòng ngừa và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may mắc bệnh đột quỵ hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chai sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.

Đừng để mối lo gặp đột quỵ nhẹ cũng như bệnh đột quỵ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy áp dụng những lối sống khoa học để hạn chế nguy cơ gặp chứng bệnh này. Trên đây là những thông tin về chứng đột quỵ nhẹ. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất và cách phòng tránh hiệu quả.

Rate this post