Ngoài đột quỵ nhồi máu não, đột quỵ xuất huyết não chính là thể còn lại của chứng đột quỵ não. Theo thống kê của các chuyên gia đầu ngành, tuy chỉ chiếm 20% trong số những ca đột quỵ thế nhưng đột quỵ xuất huyết não lại vô cùng nguy hiểm và thường dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vậy chứng đột quỵ xuất huyết não là gì? Và chứng bệnh này được điều trị bằng biện pháp nào chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Đột quỵ xuất huyết não là gì?
Khác với chứng đột quỵ nhồi máu não, đột quỵ xuất huyết não sẽ khiến các mạch máu não bị vỡ, máu đột ngột xâm lấn vào não gây tổn thương não. Đột quỵ xuất huyết não được chia làm 2 dạng chính, đó là:
-Xuất huyết nội sọ: Tình trạng xuất huyết này xảy ra khi các mạch máu trong não bị vỡ. Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, uống rượu, huyết áp cao… chính là nguy cơ gây nên dạng đột quỵ xuất huyết này. Nhiều trường hợp khi mắc xuất huyết nội sọ có thể xảy ra do dị tật động mạch bị rò rỉ. Dị tật này xuất hiện do mạch máu yếu bất thường và thường mang tính chất bẩm sinh. Khi huyết áp của người bệnh đột ngột tăng cao khiến các dị tật động mạch bị kéo giãn và vỡ ra dẫn đến đột quỵ não.
-Xuất huyết dưới nhện: Tình trạng này diễn ra khi các mạch máu nằm trên bề mặt não bị vỡ khiến máu lấp đầy một phần không gian giữa não và hộp sọ, làm trộn lẫn với dịch não tủy. Lúc này, máu chảy vào dịch não tủy sẽ làm tăng áp lực lên não người bệnh gây nên các cơn đau đầu dữ dội.
2. Triệu chứng của đột quỵ xuất huyết não
Tùy vào nguyên nhân mà mỗi bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng đột quỵ xuất huyết não khác nhau. Khi mắc xuất huyết nội sọ, các triệu chứng hầu như luôn xảy ra khi bệnh nhân tỉnh táo, khởi phát rất đột ngột và thường chuyển biến xấu trong khoảng 30-90 phút. Một vài triệu chứng phổ biến thường xuất hiện như:
-Đột ngột yếu hoặc tê liệt một bộ phận bất kỳ của cơ thể
-Mất khả năng nói và truyền đạt nội dung
-Mất kiểm soát chuyển động của mắt
-Nôn nhiều, đi lại khó khăn, thở không đều
-Đau đầu, choáng váng và hôn mê
Còn với dạng xuất huyết dưới nhện, người bệnh sẽ nhận thấy một vài triệu chứng sau đây xuất hiện:
-Cơn đau đầu đột ngột diễn ra kèm theo ói mửa
-Ý thức mất dần đi
-Không thể nhìn vào ánh sáng
-Cứng cổ, chóng mặt, nhầm lẫn và mất ý thức
-Co giật
Đột quỵ xuất huyết não có nguy cơ tử vong rất cao. Nhiều người mắc chứng đột quỵ này thường không thể vượt qua 2 ngày từ khi khởi phát. Những người may mắn sống sót cũng có khả năng hồi phục chậm và để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.
3. Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não bằng các biện pháp nào?
Để chẩn đoán được bệnh đột quỵ xuất huyết não, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hình ảnh não của người bệnh bao gồm phương pháp chụp CT cắt lớp vi tính và chụp MRI cộng hưởng từ.
Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não bằng cách chụp CT sẽ mang lại kết quả nhanh và hiệu quả nhất. Lúc này, nếu các y bác sĩ nghi ngờ xuất huyết dưới nhện sẽ tiến hành chọc dò tủy sống để lấy dịch não và kiểm tra xem dịch não có chứa máu hay không.
Khi tiến hành xét nghiệm nếu thấy đây là các dấu hiệu của đột quỵ, người bệnh sẽ cần được tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để tìm ra nguyên nhân giúp điều trị đúng đắn hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng đông máu của người bệnh vì vậy nếu người bệnh sử dụng thuốc chống đông máu cần thông báo ngay cho các bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ được đưa đi làm các kiểm tra khác như điện tâm đồ, chụp X-quang phần ngực, xét nghiệm máu để cho ra những kết quả chính xác nhất.
4. Điều trị đột quỵ xuất huyết não như thế nào?
Điều trị đột quỵ xuất huyết não bao gồm 3 giai đoạn chính bao gồm điều chỉnh huyết áp, chống phù não và điều trị tích cực. Cụ thể của 3 giai đoạn này như sau:
4.1. Điều trị huyết áp
Theo nghiên cứu đến từ các chuyên gia của WHO, có đến 85% tường hợp đột quỵ xuất huyết não có dấu hiệu tăng huyết áp. Với những người bệnh bị tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ não thì số đo huyết áp tâm khi ít khi vượt quá 180mmHg, không cần điều chỉnh huyết áp mà từ 3-5 ngày sau huyết áp sẽ trở lại mức bình thường.
4.2. Chống phù não
Chứng phù não thường xuất hiện khoảng 2-3h sau khi cơn đột quỵ khởi phát và có thể kéo dài từ 5-10 ngày gây tăng áp lực nội sọ. Để chống phù nào, các bác sĩ sẽ để bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao khoảng 30 độ để tránh được sự cản trở máu từ tĩnh mạch trở về, chống tăng thân nhiệt, cung cấp oxy cho người bệnh và chống được chứng co giật. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc như magie sunphat, Glycerol, Mannitol, huyết thanh mặn ưu trương… để có thể làm giảm độ nhớt máu, ổn định huyết áp và giảm áp lực nội sọ.
4.3. Điều trị tích cực
Để thực hiện điều trị tích cực đột quỵ xuất huyết não, các bác sĩ sẽ xác định căn nguyên chảy máu là do nguyên nhân gì. Có hai nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết như sau:
-Do vỡ túi phình động mạch: khi bị vỡ túi phình động mạch, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp mạch não người bệnh và tiến hành đặt stent để ngăn tình trạng chảy máu diễn ra.
-Do vỡ khối dị dạng động-tĩnh mạch: Các bác sĩ sẽ phải bơm chất gây tắc hoặc thực hiện chiếu tia xạ để loại trừ khối dị dạng.
Tuy nhiên, một số bệnh nhân mắc đột quỵ xuất huyết não nghiêm trọng khiến máu chảy ra rồi tụ lại làm tăng áp lực cho não sẽ cần tiến hành phẫu thuật mở xương sọ để loại bỏ khối máu tụ và khôi phục lại khoảng trống cho các tế bào thần kinh. Phương pháp này rất khó thực hiện và đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao cũng như phương tiện kỹ thuật hiện đại, đầy đủ.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần sử dụng thuốc để điều trị đột quỵ xuất huyết não. Khi máu chảy ở dưới khoang nhện hoặc ở vị trí khác những vẫn tràn ra não thất, bệnh nhân cần được truyền thuốc chống co thắt mạch máu não qua đường tĩnh mạch để giảm bớt sự áp lực.
5. Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não như thế nào?
Để phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não, người bệnh nên áp dụng theo những phương pháp dưới đây:
-Cần kiểm soát huyết áp của người bệnh. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu thì cần tìm hiểu rõ và hỏi ý kiến bác sĩ bởi đây có thể là nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn
-Cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ như: cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường… Bên cạnh đó nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu và thuốc lá.
-Với các trường hợp xuất huyết dưới nhện thì rất khó để phòng ngừa. Tuy nhiên, người bệnh có thể tự cải thiện sức khỏe cho bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Ngủ đúng giờ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao đều đặn sẽ giảm bớt phần nào nguy cơ gặp phải tình trạng này.
-Bên cạnh đó, để đề phòng chứng đột quỵ xuất huyết não người bệnh có thể sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa các thành phần từ tự nhiên giúp lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay, hoa mắt chóng mặt, thiếu máu nên não và phòng ngừa đột quỵ cũng như đột quỵ xuất huyết não hiệu quả.
Trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả giúp giảm thiểu sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, stress, mất ngủ do căng thẳng thần kinh. Trong sản phẩm này có chứa các thành phần tiêu biểu như Cao Blueberry 25% OPC, Ginkgo biloba, Chondroitin, Fursultiamine (tiền vitamin B1) cùng với các vitamin nhóm B. Sản phẩm này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành và sử dụng. Sản phẩm hiện được rất nhiều người tin dùng vì chất lượng và hiệu quả mang lại.
Ngoài ra, để phòng ngừa và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ. Hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.
Với các chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và người nhà trước căn bệnh đột quỵ xuất huyết não nguy hiểm.