Home Bệnh về hệ thần kinh TÊ ĐẦU NGÓN TAY LÀ DO NGUYÊN NHÂN NÀO?

TÊ ĐẦU NGÓN TAY LÀ DO NGUYÊN NHÂN NÀO?

517

Tê đầu ngón tay nếu không chấm dứt sẽ làm bạn khó chịu, mất đi cảm giác và khó khăn khi cầm nắm đồ vật. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ được giải đáp trong nội dung sau.

1. Tê đầu ngón tay là gì?

Tê đầu ngón tay là tình trạng đầu hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran như bị kim châm chích, kiến cắn. Bạn cũng có thể thấy cảm giác hơi nóng rát. Nếu bị tê đầu ngón tay, bạn sẽ gặp khó khăn khi nhặt đồ hoặc cảm thấy tay không còn sức lực.

2. Các nguyên nhân gây tê đầu ngón tay

2.1. Viêm thần kinh ngoại biên

Dây thần kinh ngón tay có thể bị tê do viêm nhiễm độc, nhiễm trùng, thiếu vitamin B và rối loạn cung cấp máu ngón tay. Hầu hết các ngón tay của cả hai bàn tay xảy ra cùng một lúc nếu uống hoặc tiêm vitamin B1, châm cứu và các phương pháp điều trị khác có thể thúc đẩy phục hồi.

2.2. Tổn thương thần kinh Ulnar

Khi dây thần kinh cánh tay của cẳng tay và cánh tay trên bị chấn thương, bị nén hoặc có khối u có thể sẽ gây ra tê ngón tay út và ngón đeo nhẫn ở cùng một bên và một số rối loạn vận động ngón tay ở phía sau khuỷu tay dễ bị tổn thương hoặc chèn ép.

2.3. Tê đầu ngón tay do tổn thương thần kinh trung vị

Dây thần kinh giữa của cẳng tay và cánh tay trên là do các nguyên nhân như chấn thương, khối u, áp lực… làm lòng bàn tay, ngón cái , ngón trỏ và ngón giữa bị tê. Cổ tay là khu vực dễ bị tổn thương hoặc chèn ép nhất.

2.4. Tổn thương thần kinh hướng tâm

Các dây thần kinh hướng tâm dễ bị tổn thương hơn ở phần giữa và phần dưới của mặt ngoài phần cánh tay trên. Bạn sẽ thấy cảm giác tê đầu ngón tay cái và ngón trỏ và chảy xệ các ngón tay, cổ tay.

2.5. Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay hoặc hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Dây thần kinh giữa là tập hợp hệ thống một số dây thần kinh giữa ở cổ tay giúp tay cảm nhận cảm giác bên ngoài và co duỗi dễ dàng. Khi bị hội chứng này bạn sẽ thấy ngón tay bị tê đau như kim châm, cử động ngón tay bị cứng. Nặng hơn sẽ thấy đau ở bàn tay, ngoài đầu ngón tay… Tình trạng đau xảy ra ở cả hai tay và nặng hơn ở tay thuận.

2.6. Mạch máu không thông

Khi mạch máu bị tắc làm cho quá trình lưu thông máu của cơ thể bị tắc nghẽn. Tay không được cung cấp đủ máu nên xảy ra hiện tượng tê đầu ngón tay. Tình trạng này sẽ rõ rệt hơn vào mùa đông khi tốc độ lưu thông của máu chậm hơn.

2.7. Rễ thần kinh cổ

Khi một dây thần kinh khiến cổ bị viêm hoặc nén sẽ dẫn đến tình trạng tê tay như hội chứng ống cổ tay.

2.8. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ở bàn chân và bàn tay mà triệu chứng ban đầu của bệnh là tê đầu ngón chân.

2.9. Bệnh Raynaud

Raynaud là căn bệnh hiếm gặp với triệu chứng tê bì đầu ngón tay và khá nguy hiểm. Khi một số mạch máu ngoại vi phản ứng với thời tiết lạnh bắt buộc dẫn đến tình trạng co thắt và co mạch. Từ đó làm cho lượng máu mắc luân chuyển đến mũi, tai, chân, ngón tay.

2.10. Viêm khớp dạng thấp

Rối loạn tự miễn dịch nên gây đau và sưng ở vùng khớp, trong đó có khớp cổ tay, ngón tay. Bạn sẽ có cảm giác nóng, ngứa và tê ở đầu ngón tay.

2.11. Chèn ép thần kinh trụ

Thần kinh trụ ở khuỷu tay trụ chạy qua ngón tay, khi bị chèn ép có thể là nguyên nhân gây tê tay.

2.12. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa đốt sống cổ cũng là nguyên nhân gây tê 2 bàn tay. Bạn sẽ thấy nhức xương, tê đầu ngón tay, chóng mặt buồn nôn…

2.13. Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay là nguyên nhân thường gặp gây tê đau ngón tay. Triệu chứng này thường gặp ở người làm việc văn phòng, thường xuyên đánh máy. Bị tê tay trái phải và đầu ngón tay cũng là biểu hiện của hội chứng thoái hóa khớp sau chấn thương.

2.14. Thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra điển hình ở độ tuổi 40 – 60 tuổi. Nguyên nhân là do nhân nhầy tạo áp lực lên hệ thống dây thần kinh chi phối hoạt động bàn tay.

2.15. Trúng gió

Người bị trúng gió không chỉ thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi mà còn có thể kèm theo biểu hiện tê ở đầu ngón tay, run tay.

2.16. Đau cơ xơ

Khi bị đau cơ xơ bạn sẽ thấy bị đau, tê và cảm giác kiến bò ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể kèm theo đó là các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi, vấn đề về trí nhớ, khó tập trung…

2.17. Thiếu vitamin

Cơ thể bạn không được cung cấp đủ những loại vitamin cần thiết như vitamin E, B1, B6, B12… sẽ phản ánh trực tiếp lên các ngón bàn tay trái hoặc chân trái gây tê.

2.18. Huyết áp thấp

Khi các mô không nhận được đủ máu trong một khoảng thời gian dài, các dây thần kinh phản ứng sẽ phản ứng lại bằng cảm giác tê và ngứa ran từ đó khiến tê đầu ngón tay.

2.19. Hội chứng mãn kinh ở phụ nữ

Chị em ở độ tuổi mãn kinh, sẽ xuất hiện triệu chứng thoái hóa và dấu hiệu tê bì đầu ngón tay thường xảy ra do hormone nội tiết,

Ngoài ra tê đầu ngón tay còn do một số nguyên nhân như chấn thương ở tay, do các đầu ngón tay làm việc nhiều hay do giữ nguyên một tư thế quá lâu, do thời tiết, stress…

3. Chẩn đoán và điều trị tê đầu ngón tay

3.1. Các phương pháp chẩn đoán

Ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám lâm sàng, kết hợp tìm hiểu bệnh sử. Bạn sẽ trả lời câu hỏi nếu từng có thực hiện phẫu thuật, chỉnh hình hay các vấn đề ở tay… . Đồng thời bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện phương pháp chẩn đoán khác như:

-Chụp cộng hưởng từ (MRI)/chụp X-quang để xác định nguyên nhân có phải đến từ xương khớp hay không.

-Xét nghiệm máu để biết nguyên nhân gây bệnh do cơ thể thiếu vitamin B12 hay không.

-Điện cơ (EMG) đo tình trạng của cơ bắp và các tế bào thần kinh để biết nguyên nhân gây tê các đầu ngón tay có phải do các dây thần kinh, phần cơ bắp hay không.

3.2. Điều trị

Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc không kê đơn (OTC) để giảm viêm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen). Bạn cũng có thể đeo nẹp để giữ khuỷu tay hoặc cổ tay ở vị trí tốt để dây thần kinh ít bị nén hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị xâm lấn nếu các thuốc không kê toa không hiệu quả. Phẫu thuật có thể làm giảm tổn thương thần kinh, loại bỏ hoặc giảm xương đang đè lên dây thần kinh và các phẫu thuật có thể được chỉ định có: phẫu thuật điều trị ống cổ tay, phẫu thuật chuyển dây thần kinh trụ ra trước.

3.3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị

Khi bị tê đầu ngón tay bạn nên áp dụng các bài tập tay. Nên duỗi các ngón tay rộng hết mức có thể và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây, hoặc cho tay hoạt động phức tạp hơn như lắp ráp các mô hình nhựa nhỏ, chơi với đồ chơi nhỏ, gọt bút chì bằng dao… hay có thể thực hiện co duỗi ngón tay, treo khuỷu tay để viết và vẽ, đan áo len…

Cùng với điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể chọn dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Đó là viên uống có chứa thành phần là Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp. Viên uống thích hợp để giúp giảm tê bì chân tay và biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý.

Với trường hợp tê chân tay do thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi nano, vitamin D3, MK7, mangan, magie, silic, sắt, kẽm….

> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách thoát khỏi bệnh tê bì chân tay và các bệnh liên quan đến bệnh thoái hóa hay bệnh thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY.

4. Phòng tê đầu ngón tay

Một trong những cách giúp phòng tê đầu ngón tay đơn giản nhất là tránh các chuyển động lặp đi lặp lại, chú ý giữ tư thế đúng khi sử dụng công cụ, bàn phím hoặc thiết bị khác có thể dẫn đến chấn thương bàn tay hoặc cổ tay.

Nên để tay nghỉ ngơi sau 30-60 phút làm việc, đứng dậy vận động để tay được nghỉ ngơi rồi mới tiếp tục làm việc để giúp kéo giãn các cơ bắp, giảm căng thẳng.

Để phòng tê đầu ngón tay bạn nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, khoáng chất. Hàng ngày nên uống đủ nước, ít nhất là 2l nước. Bạn nên tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Bạn nên có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để xương khớp cũng được kiểm tra và kịp thời phát hiện bệnh nếu có.

Rate this post