Xem thường tê bì chân tay – có ngày “hối không kịp”
Ai trong cuộc đời mà chẳng trải qua vài ba lần chân tay tê bì, cảm giác khó chịu, “chẳng làm gì được” sau một lúc sẽ biến mất khi ta thay đổi tư thế ngồi lâu, xoa bóp, nghỉ ngơi. Khi đã quen với việc chứng tê bì chân tay xảy ra thường xuyên, chúng ta coi đó là chuyện bình thường, nhưng tới gần 70% những triệu chứng tê bì chân tay lặp đi lặp lại đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của những bệnh mãn tính nguy hiểm, vậy mà vô tình chúng ta lại xem thường. Để rồi tới lúc xảy ra biến chứng khôn lường, chúng ta có hối cũng không kịp.
Tê bì chân tay là gì ?
Mặc dù ai cũng từng nếm cảm giác chân tay tê bì, nhưng để mô tả chính xác tê bì chân tay là gì thì không dễ. Tê bì là một triệu chứng trong đó một người mất cảm giác tại một phần đặc biệt của cơ thể. Cảm giác có thể tập trung vào một phần cơ thể, hoặc bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng khắp mọi nơi, như thể bạn bị chích bằng nhiều kim nhỏ. Chứng tê bì chân tay có thể bao gồm những cảm giác như bỏng rát, mất độ nhạy của một chi hoặc cả chân và tay, hoặc ngứa ran cả vùng nào đó.
Nguyên nhân tê bì chân tay
Tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau.
Tê bì chân tay sinh lý
Nhiều người lo lắng không biết làm thế nào phân biệt chân tay tê bì mức độ nào là cảnh báo nguy hiểm. Chúng ta cần phân biệt rõ tê bì chân sinh lý sẽ không nguy hiểm, chỉ cần nghỉ ngơi, điều chỉnh là khỏi. Biểu hiện của tê bì chân tay sinh lý là chúng xuất hiện khi chúng ta ngồi, đứng, cầm nắm vật gì đó… trong khoảng thời gian dài, khoảng từ 2 giờ đồng hồ. Hoặc khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời lạnh, chân tay dễ bị tê bì, rối loạn cảm giác. Cũng có nhiều người bị tê bì chân tay do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nào đó. Bởi lúc này mạnh máu và thần kinh bị chèn ép, khiến cho máu khó lưu thông, gây ra hiện tượng tê bì chân tay sinh lý, không đáng lo ngại, chỉ cần ngồi nghỉ ngơi, vận động, thay đổi tư thế.
Tê bì chân tay bệnh lý
Trong khi đó, tê bì chân tay bệnh lý thường khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất khó chịu. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.
Triệu chứng lâm sàng
Những triệu chứng lâm sàng của tê bì chân tay kể trên chính là dấu hiệu cảnh báo sớm nhất các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Trường hợp tự dưng gặp các hiện tượng tê bì chân tay thường xuyên, cần nghĩ ngay tới một số bệnh như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thoái hóa xương khớp….
Đối với tê bì chân tay sinh lý, bất cứ ai cũng đều là đối tượng dễ bị mắc phải, nếu chúng ta lười vận động, ngồi ở một tư thế quá lâu, ngủ có thói quen gối đầu lên tay….. Còn với tê bì chân tay bệnh lý sẽ xảy đến với những người bị các bệnh mãn tính như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, loãng xương… nhưng không điều trị sớm, điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng với dấu hiệu sớm là chứng tê bì chân tay.
Phòng và điều trị tê bì chân tay như thế nào?
Hiểm họa do tê bì chân tay gây ra:
Bất cứ biểu hiện bất thường nào xảy đến đối với cơ thể, giống như hiện tượng tê bì chân tay đều sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng sống. Với tê bì chân tay bệnh lý, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây hậu quả nặng nề, chẳng hạn như với người bệnh đái tháo đường, từ chứng tê tay dẫn tới mất cảm giác, hoại tử các chi, cắt cụt chi, tháo khớp, gây tàn phế… Bởi tình trạng này chính là biểu hiện của tổn thương thần kinh thực vật, khi mà các mạch máu, các dây thần kinh dẫn tới những nơi xa nhất là các đầu chi bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu như tê bì chân tay sinh lý, chúng ta chỉ cần thay đổi thói quen xấu, chịu khó vận động, xoa bóp rồi nghỉ ngơi tay chân tê bì sẽ tự hết. Đối với tê bì chân tay bệnh lý, nếu không điều trị đúng, kịp thời, đặc biệt là vừa điều trị triệu chứng, vừa điều trị bệnh căn nguyên sẽ gây biến chứng nguy hiểm khôn lường.
Cách điều trị theo y học hiện đại
Để điều trị chứng tê bì chân tay bệnh lý, nguyên tắc vàng luôn là điều trị từ triệu chứng chân tay tê bì bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol. Đặc biệt không thể thiếu các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), Cao Blueberry, bạch quả Ginkgo biloba, Chondroitin… giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ và hàn gắn tổn thương hệ thần kinh, giảm các biến chứng thần kinh gây tê bì chân tay.
Bên cạnh đó, muốn điều trị hiệu quả dứt điểm, bắt buộc người bệnh phải tìm ra và điều trị tích cực bệnh căn nguyên. Chẳng hạn, bệnh nhân đái tháo đường, thì phải kiểm soát đường huyết tốt, những ai bị thiếu vitamin thì bổ sung đầy đủ, người bị thoái hóa cột sống, thì phải điều trị thoái hóa; loãng xương thì phải điều trị loãng xương.
Trong trường hợp đã sử dụng thuốc và các sản phẩm hỗ trợ vẫn không mang lại hiệu quả, thậm chí bệnh có chiều hướng nặng hơn thì sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nhằm giải phóng dây thần kinh giúp giảm cơ đau nhức, tê bì.
Phòng bệnh luôn hơn chữa bệnh, đừng để tới lúc chân tay tê bì mới tìm cách chữa. Tốt nhất nên tạo cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống giàu dưỡng chất để tránh mắc phải các bệnh mãn tính gây ra chứng tê bì chân tay.
Tìm hiểu thêm tại đây: