Home Bệnh về hệ thần kinh Căng thẳng thần kinh gây stress, mất ngủ, giảm trí nhớ –...

Căng thẳng thần kinh gây stress, mất ngủ, giảm trí nhớ – những bệnh thời @

53567

Cuộc sống hiện đại với đủ áp lực, ô nhiễm xung quanh khiến tình trạng mất ngủ, giảm trí nhớ tưởng chừng chỉ thấy ở người cao tuổi, nhưng nay ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân của những bệnh thời @ này không còn do quá trình lão hóa nữa mà do căng thẳng thần kinh triền miên, kéo dài.

Căng thẳng thần kinh gây stress, mất ngủ, giảm trí nhớ - những bệnh thời @
Căng thẳng thần kinh gây stress, mất ngủ, giảm trí nhớ – những bệnh thời @

Thời của stress, mất ngủ, giảm trí nhớ “lên ngôi”

Xã hội hiện đại, công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường… được xem là tác nhân khiến hiện tượng stress, mất ngủ rồi suy giảm trí nhớ được đà lên ngôi, trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 cho biết, stress là bất cứ một tác động nào từ bên ngoài vào con người, sinh ra từ tất cả các tác nhân bên ngoài như môi trường, xã hội, các mối quan hệ… khiến chúng ta phải suy nghĩ như buồn phiền, lo lắng, rồi đến hành vi như uống rượu, hút thuốc lá.

Còn giấc ngủ là một hiện tượng mang tính chu kỳ mà chúng ta tạm vắng đi ý thức, không vận động gì cả, chỉ có tim, phổi và một số cơ quan duy trì cuộc sống là hoạt động nhẹ nhàng. Người ta ví giấc ngủ chính là thời kỳ giúp chúng ta trẻ lại, các thần kinh được phục hồi, cơ bắp được phục hồi. Tuy nhiên, những căng thẳng, mệt mỏi, stress diễn ra hằng ngày khiến chúng ta luôn phải suy nghĩ, ngay cả trong giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nên sinh ra hiện tượng mất ngủ. Nếu mất ngủ thì thần kinh chúng ta thường xuyên phải làm việc sinh ra cảm giác bồn chồn, chán nản, mệt mỏi.

Trong khi đó, cuộc sống hiện đại khiến cho người trẻ tuổi phải đối mặt với rất nhiều tác động từ công việc, mối quan hệ xung quanh, nếu người nào có cách nhìn nhận vững vàng tránh được stress không đáng có thì không sao, nhưng đa phần đều thường xuyên gặp stress trong cuộc sống hằng ngày.

Từ vấn đề stress, mất ngủ rồi chuyển sang tới vấn đề suy nhược, dẫn tới người mệt mỏi, bơ phờ, lao động giảm sút, đọc sách không tập trung được tư tưởng, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, thậm chí sút cân, gầy yếu, PGS. Trần Đình Ngạn chia sẻ.

Có thể nói tỷ lệ người bị suy giảm trí nhờ đang bị trẻ hóa ngày nay nhiều lên, nguyên nhân chính là do stress. Thế hệ ngày xưa làm việc vất vả, lam lũ nhiều, ít stress nên suy giảm trí nhớ lại thường xảy ra do lão hóa, do tuổi tác.

Phá vỡ vòng xoắn Stress – mất ngủ – giảm trí nhớ – căng thẳng thần kinh

Chúng ta biết rằng hệ thần kinh của chúng ta cấu trúc rất đặc biệt, nếu có hàng vạn nơron thần kinh thì có tới hàng triệu đầu nối các dây thần kinh với nhau, trọng lượng nhỏ thôi nhưng lại là nơi tiêu thụ Oxy rất nhiều tới 25% lượng Oxy trong máu. Nếu chúng ta mất ngủ lâu ngày, tức là hệ thần kinh thường xuyên không có thời gian để phục hồi, stress luôn luôn bủa vây, các gốc tự do sinh ra mà bản thân hệ thần kinh không kịp trung hòa chúng. Từ các gốc tự do bị phân hủy, rối loạn như thế làm náo loạn toàn não bộ và dẫn tới suy giảm trí nhớ.

Khi suy giảm trí nhớ không được điều trị và khắc phục kịp thời, triệt để thì sẽ dẫn tới sa sút trí tuệ. Theo thống kê thế giới hiện nay có khoảng 36 triệu người bị sa sút trí tuệ, và tới 2050 thì con số này ước chừng lên tới 1 tỷ người. Riêng ở Việt Nam, tỷ lệ người bị suy nhược thần kinh chiếm 4,6 – 5%, và con số này vẫn tiếp tục tăng theo cấp số nhân. Sa sút trí tuệ không được điều trị sẽ dẫn tới bệnh Alzheimer.

PGS. Trần Đình Ngạn cho biết, stress là khởi đầu của mất ngủ, hay nói cách khác hiện tượng mất ngủ là hệ lụy của quá trình phải lo lắng, suy nghĩ do stress gây nên. Mất ngủ đó sẽ làm cho tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi, không được trẻ lại, lâu ngày dẫn tới suy nhược, từ những suy nhược kéo dài không được điều trị bằng việc tăng cường máu lên não, hoạt huyết… sẽ dẫn tới tổn thương dây thần kinh, sa sút trí tuệ.

Đây là vòng xoắn quanh quẩn khiến, đến thời điểm nào đó hệ thần kinh của chúng ta quá mệt mỏi sẽ yếu, nhẹ thì gây chứng nhớ nhớ, quên quên, từ quên những sự việc xa như gặp người hàng xóm không nhận ra, để chìa khóa xe ở chỗ nào không nhớ nổi. Rồi nặng hơn là quên không gian như ra ngoài không biết đường về…

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, phòng ngừa và cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, stress… cần giáo dục để nhận thức vững vàng, đầy đủ lý tưởng cuộc sống tránh để rơi vào trạng thái stress chỉ vì những vấn đề rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày.

Bản thân mỗi người cần duy trì cuộc sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tạo nên kỷ luật sinh học trong mỗi chúng ta, ăn ngủ, nghỉ, làm việc đúng giờ giấc… việc này giúp ích rất lớn trong việc ngăn chặn rơi vào tình trạng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.

Phá vỡ vòng xoắn Stress – mất ngủ - giảm trí nhớ - căng thẳng thần kinh
Bổ sung bộ tứ siêu đẳng hàng ngày giúp: Phá vỡ vòng xoắn Stress – mất ngủ – giảm trí nhớ – căng thẳng thần kinh

Ngoài ra, cần bổ sung các dưỡng chất tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ hệ thần kinh để giúp cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ, stress mất ngủ. Các chất đó phải kể tới Cao Blueberry hay còn gọi là cây Quất Việt có nhiều ở đồng bằng Nam Bộ có chất chống lại gốc tự do bằng việc kéo dài tuổi trẻ của tế bào não – một trong những tác nhân gây xáo trộn tế bào thần kinh ở não.

Bên cạnh đó có Ginkgo Biloba (cây bạch quả) giúp hoạt huyết, có Chondroitin là các collagen giúp hồi phục các bao rễ thần kinh. Đặc biệt tiền vitamin B1, B2, B6 giúp phục hồi tế bào thần kinh nhanh chóng, tập trung trí tuệ, làm cho tăng tính dẫn truyền thần kinh nhanh hơn, giảm tổn thương do stress, mất ngủ gây nên.

Với người lớn tuổi, người trẻ bắt đầu có những triệu chứng đau đầu, mất ngủ, nên dùng thuốc này rất tốt, tránh để tình trạng stress, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài.

3.5/5 - (11 votes)