Home Bệnh về hệ thần kinh Phòng chống mất trí nhớ ở người cao tuổi trước khi...

[Cảnh báo] Phòng chống mất trí nhớ ở người cao tuổi trước khi quá muộn

10636

Cảnh báo tình trạng suy giảm, mất trí nhớ trong cuộc sống hiện đại

Thực tế là tuổi càng cao, trí nhớ của mỗi chúng ta ngày càng suy giảm, thế nhưng cuộc sống hiện đại với rất nhiều yếu tố khiến tình trạng nhớ nhớ quên quên xảy ra với tần suất dày đặc hơn là bởi căng thẳng mệt mỏi, áp lực trong đời sống, môi trường ô nhiễm, lo lắng thường xuyên, đau đớn bứt rứt do các bệnh lý mãn tính xuất hiện. Về lâu dài, 10% người bị suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh Alzheimer – bệnh sa sút trí tuệ gây tử vong cao.

Phòng tránh suy giảm, mất trí nhớ ở người cao tuổi trước khi quá muộn
Phòng tránh suy giảm, mất trí nhớ ở người cao tuổi trước khi quá muộn

Suy giảm và mất trí nhớ rất phổ biến ở người cao tuổi

Khi cơ thể chúng ta già nua đi theo tuổi tác, đồng nghĩa với trí tuệ cũng có sự già đi của các tế bào thần kinh. Suy giảm, mất trí nhớ ở người cao tuổi là điều khó tránh khỏi, nhưng đây chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất trí nhớ ở mỗi người. Và đã là người có tuổi thì các cơ quan đều lão hóa cả, trong đó có lão hóa bộ não, tuy nhiên, tình trạng này trong cuộc sống hiện tại không còn là vấn đề của riêng người cao tuổi nữa.

Lý do khiến cho bất kỳ ai cũng đều có thể là “nạn nhân” của chứng suy giảm trí nhớ là do trong quá trình phát triển, bước vào nền kinh tế thị trường với rất nhiều áp lực trong cuộc sống, stress diễn ra nhiều hơn tác động tới tinh thần của chúng ta. Bên cạnh đó môi trường nhiều chất độc hại, ô nhiễm… đều tác động không tốt tới trí nhớ. Những nguyên do này khiến cơ thể chúng ta sản sinh ra hàng triệu gốc tự do mỗi ngày, khi gốc tự do hoạt động liên tục ở não bộ sẽ gây xáo trộn vùng não khiến cho suy giảm trí nhớ.

Tỷ lệ người bị suy giảm trí nhớ hiện nay đang chiếm hơn 12%, đó là tỷ lệ tương đối cao, nếu để cho diễn biến tự nhiên và không hề có can thiệp gì để ngăn ngừa thì chỉ sau 5 năm sẽ tăng thêm 1,5 – 1,8%.

Chúng ta có thể nhận biết sự suy giảm trí nhớ với biểu hiện đầu tiên là quên, chẳng hạn quên công việc, quên chính những vật chúng ta đang cầm trên tay như đang cầm chìa khóa xe lại đi tìm loạn lên… đó là những cái quên ban đầu của chứng suy giảm trí nhớ.

Mức độ nghiêm trọng hơn là quên cả vợ, chồng của mình, quên các mối quan hệ, sinh sống với nhau bao nhiêu năm mà không nhận ra nhau thì đây không còn là suy giảm trí nhớ nữa mà nghiêm trọng hơn là chứng sa sút trí tuệ, nặng hơn nữa bệnh lý sẽ chuyển sang Alzheimer.

Làm gì để phòng chống suy giảm, mất trí nhớ ở người cao tuổi?

Việc nhớ rồi quên hằng ngày tưởng chừng như rất đơn giản, không nguy hại gì, nhưng thực chất suy giảm trí nhớ rất nguy hiểm, trước hết trong đời sống hằng ngày, như chúng ta vốn là người thông minh, có năng lực, làm việc tốt thì chứng suy giảm trí nhớ chắc chắn ảnh hưởng tới công việc, giảm chất lượng lao động, không còn sự ghi nhớ để thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của chúng ta.

Theo thời gian và không có biện pháp điều trị thì sẽ càng nặng thêm tới mức độ sa sút trí tuệ như ăn rồi không biết mình đã ăn, người thân của mình cũng không nhận ra, ra ngoài đường không nhớ số nhà của mình mà về nữa… đó là trí nhớ đã bị giảm sút ở mức độ nặng.

PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận Khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 cho biết, muốn phòng chống mất trí nhớ ở người cao tuổi, cần phải có cuộc sống lành mạnh, khoa học phải lao động tích cực, tham gia hoạt động thể dục thể thao, không nghiện rượu, không hút thuốc lá nhiều và phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không ăn quá nhiều vì nhiều quá sinh ra béo phì gây rối loạn chuyển hóa, nhưng ít quá, thiếu chất thì còn nguy hiểm hơn vì không đủ thành phần, các dưỡng chất để chăm sóc, nuôi dưỡng trí tuệ, thể lực.

Thứ nữa là cần phải chữa các bệnh chúng ta mắc phải, nhất là ở người cao tuổi, như chẳng may bị cao huyết áp thì phải tích cực chữa cao huyết áp, không may bị đái tháo đường thì cần chữa đúng phác đồ các bác sĩ đã đưa ra. Khi tuổi đã nhiều, khả năng ăn uống không còn tốt nữa thì cần được bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm chức năng hoặc một số các loại thuốc cần thiết.

Phòng tránh suy giảm, mất trí nhớ ở người cao tuổi nhờ Vindermen Plus

Đặc biệt, nếu muốn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi ghé thăm mình hoặc muốn phục hồi tích cực sự ghi nhớ cần có chế độ dinh dưỡng tốt, bởi nhu cầu cơ thể luôn cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất chống gốc tự do và tránh khí huyết bị ứ trệ.

Đầu tiên chúng ta cần chọn dùng các sản phẩm có dưỡng chất ngăn chặn gốc tự do như cao Blueberry, riêng đối với hiện tượng sa sút trí tuệ cao Blueberry có một chất xuyên thẳng qua các tế bào thần kinh để đến ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, PGS. Trần Đình Ngạn chia sẻ.

Thứ 2 là cần các dưỡng chất giúp hoạt huyết, bởi bộ não chúng ta luôn cần được cung cấp đầy đủ lượng máu cần thiết. Các chất giúp hoạt huyết phải kể tới Ginkgo biloba (cây bạch quả).

Ngoài ra, để điều trị, phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ cần bổ sung Chondroitin – một dạng Collagen cấp 2 với công dụng hàn gắn các melanin – các vỏ bọc tế bào thần kinh, nhờ đó hồi phục rễ thần kinh, đặc biệt là tiền vitamin nhóm B (B1, B2, B6) giúp tăng tính dẫn truyền. Khi nói tới vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 thì cảm thấy đó là dưỡng chất thông thường, không có gì quá quan trọng, nhưng trong thực tế điều trị bệnh, đây là những dưỡng chất giúp điều trị chứng tê bì chân tay hiệu quả, phục hồi rễ thần kinh.

Tổng hợp các dưỡng chất này với nhau giúp phục hồi trí nhớ và tránh tình trạng nhớ nhớ quên quên từ nặng tới nhẹ mà nhiều người đang mắc phải.

Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình có một trí nhớ lâu, nhớ tốt để có thể ghi lại tất cả những khoảnh khắc đẹp diễn ra trong suốt cuộc đời. Nhưng cuộc sống hiện đại với nhiều tác động khiến cho chứng suy giảm trí nhớ ngày càng tăng và trẻ hóa, bởi vậy cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, trường hợp đã có dấu hiệu của chứng bệnh hay quên này thì cần tăng cường các dưỡng chất giúp chăm sóc não bộ, rễ thần kinh và đẩy lùi gốc tự do.

3.9/5 - (18 votes)