Home Bệnh xương khớp Cách điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Cách điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

158316

Thoái hoá đốt sống cổ không đơn giản là chỉ gây đau đớn, giảm khả năng vận động mà còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi. Đốt sống cổ bị thoái hóa lâu ngày mà không được điều trị tận gốc sẽ dai dẳng và dẫn tới hậu quả nặng nề là hạn chế khả năng cung cấp máu lên não, rất nguy hiểm. Cần điều trị thoái hóa đốt sống cổ như thế nào để tránh được những biến chứng nguy hiểm nhất.

Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Cách điều trị tận gốc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ bị thoái hóa như thế nào ?

Đốt sống cổ nằm trong hệ thống xương cột sống, vì rất nhiều lý do như lao động, vận động và tuổi tác khiến đốt sống cổ bị thoái hóa như một quy luật tất yếu.

Thoái hóa đốt sống cổ với biểu hiện điển hình là đau mỏi, nhức, khó khăn khi vận động, thậm chí là cử động ở vùng cổ, vai, gáy. Cảm giác đau buốt khó chịu khiến cuộc sống của người bệnh luôn trong trạng thái ức chế, đau đớn ngay cả khi nghỉ ngơi, tất cả các cử động điều khiến cơ thể như muốn rã rời.

Nhưng đó là những biểu hiện cấp tính, trong khi đó thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu từ rất sớm, người bệnh gần như không thấy bất cứ triệu chứng cảnh báo nào, còn quá trình thoái hóa thì vẫn cứ diễn ra âm thầm. Bắt đầu từ thoái hóa đĩa đệm, rồi tới tổn thương sụn, đĩa đệm giảm chiều cao, đường cong được hình thành bởi các đốt sống cổ mất dần.

Tiếp đó, tới giai đoạn người bệnh thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu cảm thấy những cơn đau, nhưng cũng mơ hồ, thì lúc này gai xương và tăng trưởng xương bất thường làm thay đổi hình dạng và chức năng của các đốt sống cổ.

Những triệu chứng mơ hồ đó vẫn không đủ để thuyết phục người bệnh nhận ra rằng mình đã bị thoái hóa đốt sống cổ. Và sau một thời gian các khớp cột sống hoạt động không đúng cách hằng ngày cọ xát với nhau .Các đốt sống gần như thẳng hàng khiến toàn bộ lực truyền trực tiếp vào cột sống, đĩa đệm có thể thoát vị, chèn vào dây thần gây đau cổ dai dẳng.

Cách phát hiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Dấu hiệu tự nhận biết là người bệnh thấy đau mỏi vùng cổ, đau tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, một số vận động cột sống cổ bị hạn chế như: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ có khi phát ra tiếng lắc rắc khi lắc xoay vùng cổ. Thoái hóa đốt sống cổ có khi không có biểu hiện lâm sàng mà chỉ nhìn thấy khi chụp Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).

Bệnh sẽ dẫn đến thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)… làm biến dạng cột sống cổ, thay đổi đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Bệnh cũng xảy ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc thoát vị về một bên (thoát vị đĩa đệm cột sống cổ) gây chèn ép vào rễ thần kinh khiến người bệnh bị đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.
Khi khám, chỉ thấy các vận động vùng cổ bị khó khăn, có thể bị cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang đốt sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bắt đầu từ đâu

Ở giai đoạn khởi phát, thoái hóa đốt sống cổ đau tập trung tại một điểm, chủ yếu là đau cột sống cổ từ đau thường xuyên tới đau ê ẩm sau khi ngủ dậy. Tới khi bệnh nặng hơn, vùng đau đã lan sang vai, cẳng tay, ngón tay, rồi tới hốc mắt, đỉnh đầu.

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, đa phần mọi người thường bắt đầu khi bệnh đã có những triệu chứng đau nặng. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định nguyên nhân chính khiến mình bị thoái hóa đốt sống cổ là do mật độ xương bị suy giảm và thoái hóa xương khớp theo quy luật của tuổi tác. Ngoài ra, những tác động trực tiếp từ bên ngoài như tư thế ngồi làm việc, nằm ngủ, vận động không đúng cũng sẽ là tác nhân đưa đến những dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Khi đã xác định được căn nguyên, việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần bắt đầu từ phương pháp phòng ngừa, giảm nguy cơ gây mất xương bằng các dưỡng chất Canxi nano, vitamin D3, MK7 cùng một loạt các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng mật độ và sự dẻo dai của xương, nhờ đó, ngăn sự suy giảm mật độ xương cũng như quá trình thoái hóa xương sinh lý do tuổi.

Cùng với đó, cần bổ sung dưỡng chất để tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh, giúp chống lại quá trình thoái hóa xương khớp như các chất Chondroitin (hợp chất tăng cường lớp sụn tiếp hợp giữa các khớp xương), vitamin nhóm B là B1, B2, B6, Ginkgo Biloba và cao Blueberry giúp cải thiện các triệu chứng đau mỏi, buốt vùng cổ, vai gáy, vùng đầu, giúp người bệnh tránh được các triệu chứng chóng mặt, tay chân tê bì, đau ê ẩm vùng cột sốn cổ bị thoái hóa.

Ngoài ra, thể dục thể thao phù hợp, thay đổi tư thế làm việc và các hoạt động thường ngày như vận động sai cách, ngủ không đúng tư thế cũng góp phần mang lại kết quả tốt nhất trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

3.5/5 - (35 votes)