Home Bệnh về hệ thần kinh Bị tê chân khi ngủ dậy phải làm sao?

Bị tê chân khi ngủ dậy phải làm sao?

5104

Bị tê chân khi ngủ dậy không phải là một bệnh lý mà là một hiện tượng bình thường hay gặp hoặc triệu chứng của một căn bệnh mới hình thành mà cơ thể bạn đang bắt đầu lên tiếng.

tê chân khi ngủ
Bị tê chân khi ngủ dậy phải làm sao?

Cảm giác tê chân khi ngủ là gì?

Bị tê chân khi ngủ dậy là hiện tượng mà nhiều người thường gặp. Khi thức dậy bạn có cảm giác như hàng ngàn chiếc kim châm tí hon châm lên da hoặc cũng có thể miêu tả như kiến bò. Hiện tượng này trong y học gọi chung là “chứng dị cảm”. Nếu thường xuyên gặp triệu chứng này và đau càng nhiều bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra được nguyên nhân và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Nguyên nhân tê chân khi ngủ dậy

Bị tê chân khi ngủ dậy là do khi bạn ngủ để chân trong tư thế bất thường. Khi bị tê, chân tay bạn sẽ mất cảm giác. Điều này liên quan đến hệ tuần hoàn máu.

Khi bạn ngủ không đúng tư thế, dòng máu chảy bị ngăn lại, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ oxy và vì thế bạn bị tê chân. Khi giấc ngủ kéo dài từ khoảng 15 phút trở lên, người ngủ thường có cảm giác bị tê chân hơn.

Khi bạn ngủ không đúng tư thế, dòng máu chảu bị ngăn lại, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ oxy và vì vậy bạn bị tê chân. Khi giấc ngủ kéo dài từ khoảng 15 phút trở lên, người ngủ thường có cảm giác bị tê chân hơn. Khi nâng chân lên vẫn được nhưng bạn sẽ không có cảm giác gì. Phải để một thời gian hoặc xoa bóp một lúc mới trở lại trạng thái bình thường.  

Tê chân cũng thường xảy ra do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác và bị tê chân khi ngủ dậy.

Tê chân sau khi ngủ dậy cũng có thể là do bạn làm việc quá mệt, ngủ không đúng tư thế hay ngủ đói.

Bị tê chân khi ngủ dậy báo hiệu một số bệnh nguy hiểm

Ngoài việc ngủ sai tư thế thì các bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tê chân khi ngủ dậy diễn ra thường xuyên.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh này dễ gặp nhất ở các đối tượng là nhân viên văn phòng, những người phải cúi nhiều, mang vác vật nặng. Bệnh này được chia thành nhiều dạng với nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng đều có một điểm chung đó là đều khiến người bệnh có cảm giác tê chân tay sau khi ngủ dậy.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất khi mắc chứng tê chân tay. Theo giải phẫu học, cùng các cơ gân gấp của ngón tay nằm trong một cấu trúc thống nhất nhưng lại không co giãn. Do vậy, cổ tay phải chịu một tác động mạnh, các tư thế co giãn quá mức sẽ khiến mạch máu trong cấu trúc bị chèn ép dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.

tê chân khi ngủ
Bị tê chân khi ngủ phải dậy làm sao?

Khắc phục tình trạng bị tê chân khi ngủ

Để không phải chịu cảm giác khó chịu vì bị tê chân khi ngủ dậy bạn nên chú ý tới tư thế nằm của mình và nên thay đổi tư thế thường xuyên. Bạn nên gối chân tay vào đệm nhỏ mỗi khi đi ngủ. Khi thức dậy hãy từ từ xoa nhẹ chỗ tê và kết hợp động tác tập thể dục nhẹ chân tay sẽ bình thường trở lại.

Nên kết hợp chế đọ tập thể dục nhẹ nhàng với chế độ tập thể dục ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Cần chế độ ăn uống cân bằng bổ sung vi chất kịp thời, tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy tính.

Bạn có thể ngâm chân trong nước nóng có pha nước muối trước khi đi ngủ cho mạch máu nở ra. Khi mùa đông giá rét có thẻ dùng túi chờm nóng ở tay chân để thư giãn toàn thân vì chườm nóng có tác dụng giảm bị tê chân khi ngủ dậy.

Nếu thiếu khoáng chất hãy bổ sung Canxi, Vitamin D3 và MIK7,…mỗi ngày. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục. Nếu có liên quan đến rối loạn chức năng thần kinh, bạn có thể uống thêm sản phẩm có chứa tiền Fursultiamin, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry để đạt hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu thêm tại đây:

Rate this post