Home Bệnh về hệ thần kinh Chứng tê bì chân tay TÊ 2 BÀN TAY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

TÊ 2 BÀN TAY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

491

Chào bác sĩ, 2 tuần gần đây tôi thường xuyên bị tê 2 bàn tay kể cả lúc tay không hoạt động. Bác sĩ cho hỏi tê 2 bàn tay có phải là dấu hiệu bệnh lý không và nên điều trị thế nào? Cảm ơn bác sĩ (Thu Nga, Hà Nam)

Chào chị Thu Nga, cảm ơn chị đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

Tê bàn tay thường có triệu chứng ban đầu là tê đầu ngón tay, cảm giác như bị kim chích hay kiến cắn. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan lên cổ tay, cánh tay khiến người bệnh giảm cảm giác, thậm chí mất cảm giác.

1. Nguyên nhân gây tê 2 bàn tay

Có thể chia nguyên nhân gây tê 2 bàn tay thành nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý là bàn tay bị tê do bạn ngồi quá lâu, cầm nắm đồ vật trong thời gian dài, hay thường xuyên làm việc bằng tay, lắc cổ tay nhiều. Tình trạng này thường xảy ra với người làm việc văn phòng, lái xe, thợ may…

Nguyên nhân bệnh lý thường là do một số bệnh gây nên tình trạng tê 2 tay như:

-Hội chứng ống cổ tay: Khi dây thần kinh trong ống cổ tay bị kích thích hoặc chèn ép sẽ gây ra triệu chứng tê bàn tay.

-Thoát vị đĩa đệm: Khi mắc thoát vị đĩa đệm do đĩa đệm ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép dây thần kinh cột sống thì tte bàn tay là một trong những biểu hiện đặc trưng.

-Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống tay.

-Viêm khớp dạng thấp: Khi khớp tay bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ dẫn đến tê tay, đặc biệt là sau khi nằm hay ngồi quá lâu và còn kèm cứng khớp.

-Viêm đa rễ thần kinh: Khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây rối loạn cảm giác và hạn chế vận động.

Đa xơ cứng: Đây là bệnh rối loạn tự miễn và sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tê tay chân, co thắt cơ bắp, mệt mỏi.

Qua đây có thể thấy tê 2 bàn tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và nếu thấy tê tay trái, tay phải thường xuyên thì nhất định nên đi khám để được điều trị kịp thời, đúng cách.

2. Điều trị tình trạng tê 2 bàn tay

Người bệnh tê 2 tay có thể áp dụng nhiều cách điều trị, trong đó có thể kể đến:

2.1. Tập luyện

Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh. Yoga và đi bộ là hai môn thể thao có cường độ nhẹ nhàng phù hợp để luyện tập.

2.2. Massage, chườm nóng

Đây là các phương pháp giảm đau, hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tê tay nhờ đẩy nhanh lưu thông máu, giảm tê bàn tay ngay tức thì. Thông thường người ta dùng tinh dầu massage nhẹ nhàng lên khu vực bị tê theo vòng tròn cho đến khi vùng bị tê nóng lên. Với cách chườm nóng thì thường dùng miếng vải nếu không có túi chườm, nhúng vào nước nóng và chườm vào vùng bị tê trong 5 – 10 phút.

2.3. Các bài thuốc Đông y

Cách hỗ trợ giảm đau ngay tại nhà được nhiều người áp dụng chính là các bài thuốc Đông y.

-Ngải cứu trắng: Người bệnh có thể dùng 1 nắm ngải cứu tươi và muối hạt hòa vào chậu nước sôi để ngải cứu mềm ra rồi lấy đắp lên bàn tay. Bài thuốc này sẽ giúp mạch máu giãn nở, tăng khả năng lưu thông máu, khắc phục tình trạng tê bàn tay.

-Cây xấu hổ: Loại cây này cũng được dung nhiều trong điều trị tê tay. Dùng khoảng 20 – 30g rễ cây xấu hổ sắc lấy nước và dùng uống trước bữa ăn, uống liên tục trong 10 ngày.

-Nghệ: Trong củ nghệ có chứa chất curcumin có thể giúp kháng viêm làm giảm khó chịu tại vùng bị tê. Người bệnh pha sữa ấm cùng thìa bột nghệ thêm ít mật ong và uống hàng ngày.

2.4. Chế độ dinh dưỡng

Để điều trị tê tay thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Người bệnh nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi như tôm, cua, cá và sữa, chế phẩm từ sữa, các loại rau lá xanh đậm… Thực phẩm giàu vitamin như vitamin D, K, magie. Vitamin D có trong lòng đỏ trứng, cá hồi, sữa,… Vitamin K có trong thịt heo, sản phẩm từ sữa và các loại rau cải. Magie có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, bánh mì, các loại quả hạch, các loại rau màu xanh đậm, bơ và kiwi.

Khi thấy tê tay bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời. Bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm giúp phòng và giảm tê bì chân tay, các biến chứng thần kinh, mạch máu do các nguyên nhân bệnh lý có thể gây nên nhờ các thành phần như Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B. Viên uống sẽ có công dụng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn lipid. Đồng thời hỗ trợ điều trị hiệu quả đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy do thoái hóa xương khớp.

Nếu bệnh tê 2 tay của bạn là do các nguyên nhân liên quan đến thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay cột sống thắt lưng, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như canxi nano, vitamin D3, MK7, mangan, magie, silic, sắt, kẽm… Các thành phần này đều có trong một viên uống và sẽ giúp xương chắc khỏe, tránh được những bệnh lý xương khớp và cũng hỗ trợ quá trình điều trị thêm hiệu quả.

Tê bàn tay tuy không phải là căn bệnh đe dọa tới tính mạng nhưng nó gây cảm giác khó chịu dai dẳng. Việc kết hợp các cách điều trị tê bàn tay tại nhà một cách kiên trì sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.Ngoài ra, chị Thu Nga nên lắng PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách thoát khỏi bệnh tê bì chân tay và các bệnh liên quan đến thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY.

Hi vọng qua những chia sẻ này bạn Thu Nga đã hiểu hơn về bệnh tê 2 bàn tay, chúc bạn luôn mạnh khỏe và sẽ không bị chứng tê tay làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

 

Rate this post