Home Bệnh về hệ thần kinh Bị tê chân trái khi ngủ phải làm sao?

Bị tê chân trái khi ngủ phải làm sao?

6068

Hỏi: Bị tê chân trái khi ngủ phải làm sao?

Chào bác sĩ! Tôi đang mắc chứng tê chân trái khi ngủ và bị nhức chân đã gần 2 tháng nay. Xin hỏi bác sĩ có phương pháp nào điều trị không và cách điều trị như thế nào? Xin cảm ơn! (Minh Lương-Hưng Yên)

tê chân trái khi ngủ
Bị tê chân trái khi ngủ phải làm sao?

Đáp: Bị tê chân trái khi ngủ phải làm sao?

Minh Lương thân mến!

Bị tê chân trái khi ngủ dậy là do khi bạn ngủ để chân trong tư thế bất thường. Khi bị tê chân tay bạn sẽ mất cảm giác, điều này liên quan đến hệ tuần hoàn máu. Khi bạn ngủ không đúng tư thế, dòng máu chảy bị ngăn lại, các dây thần kinh sẽ không nhận được đủ oxy và vì thế bạn bị tê chân. Khi giấc ngủ kéo dài từ khoảng 15 phút trở lên, người ngủ thường hay cảm giác bị tê chân hơn. Khi nâng chân lên vẫn được nhưng bạn sẽ không có cảm giác gì. Phải để một thời gian hoặc xoa bóp mọi lúc trở lại bình thường.

Tê chân cũng thường xảy ra do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết. Những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gió mạnh sẽ khiến khí huyết ngưng trệ gây rối loạn cảm giác và bị tê chân trái khi ngủ dậy.

Tê chân trái khi ngủ dậy cũng có thể là do bạn làm việc quá mệt, ngủ không đúng tư thế hay ngủ đói.

Bạn không nói rõ là tê nhức chân đơn thuần hay là do hậu quả của bệnh nào đó? Nói chung, hội chứng tê chân trái khi ngủ dậy có thể là do hậu quả của rất nhiều bệnh như: thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, tổn thương thần kinh vi ngoại do bệnh đái tháo đường, một số bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên…

Theo tôi, cách tốt nhất bạn nên đi khám để chẩn đoán xác định xem là tê chân trái do nguyên nhân gì? Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp điều trị khác nhau. Khi điều trị hết nguyên nhân thì cơ bản triệu chứng tê nhức chân sẽ tự hết.

Bên cạnh, đó bạn có thể sử dụng các thuốc điều trị hỗ trợ, làm giảm triệu chứng tê nhức chân với các thành phần: Tiền Fursultiamine, Vitamin nhóm B, Ginkgo Biloba và Cao Bluberry có tác dụng:

– Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh, đau cơ, đau xương, đau khớp(đau lưng, đau mỏi vai, gáy hoặc gối), thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính, tê liệt chân tay, viêm dây và đa dây thần kinh, rối loạn chức năng thần kinh do đái đường, dị cảm đầu chi, đau do Herpes.

– Bổ mắt, phòng và và điều trị suy giảm thị lực, điều tiết mắt, cận thị

– Bồi bổ cơ thể, dùng trong các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi kéo dài, tình trạng Stress, rất cần cho thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ có thai và cho con bú.

– Mất ngủ do căng thẳng thần kinh.

Liều dùng: 2 viên/ ngày, chia làm 2 lần, uống sau ăn.

Để không phải chịu cảm giác khó chịu vì bị tê chân sau khi ngủ dậy bạn nên chú ý đến tư thế nằm của mình và thường xuyên thay đổi tư thế. Bạn nên gối chân tay vào đệm nhỏ mỗi khi ngủ. Khi thức dậy hãy từ từ xoa nhẹ chỗ tê và kết hợp động tác tập thể dục nhẹ chân tay sẽ trở lại bình thường.

Nên kết hợp chế đọ tập thể dục nhẹ nhàng với chế độ tập thể dục ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc. Cần chế độ ăn uống cân bằng bổ sung vi chất kịp thời, tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy tính.

Bạn có thể ngâm chân trong nước nóng có pha nước muối trước khi đi ngủ cho mạch máu nở ra. Khi mùa đông giá rét có thẻ dùng túi chờm nóng ở tay chân để thư giãn toàn thân vì chườm nóng có tác dụng giảm bị tê chân sau khi ngủ dậy.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Tìm hiểu thêm bài viết:

5/5 - (1 vote)