Nhức mỏi chân tay là bệnh gì mà khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường bắt gặp ở những người lớn tuổi hoặc những người ít vận động chân tay.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức mỏi chân tay
- Do cơ thể thiếu canxi khiến cơ và xương bị đau kèm theo những triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, móng sừng (tay, chân) dễ gẫy.
- Đau nhức mỏi chân tay do suy tĩnh mạch. Các tĩnh mạch bị chèn ép cũng có thể là nguyên nhân gây nhức mỏi tay chân hoặc đối với những người bị nhức mỏi chân tay về đêm do giãn tĩnh mạch chân.
- Máu ứ đọng ở phần thấp như chân, tay gây chèn ép nên có cảm giác nhức mỏi.
- Chấn thương cũng là nguyên nhân.
- Hoặc những đối tượng ít vận động các cơ ở chân tay, sau một thời gian lại diễn ra nhức mỏi.
- Các bệnh về cơ xương khớp như thấp khớp, thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương…
- Ngoài ra nhức mỏi chân tay về đêm còn gặp ở hội chứng chân tay không yên, tức là luôn cảm thấy bồn chồn, buồn bực ở bắp chân, đùi, hoặc cánh tay gây ngứa ran, chuột rút, bực bội. Hội chứng này đeo bám khiến người bệnh lúc nào cũng thấy đau nhức chân tay về đêm, gây mất ngủ thường xuyên.
Triệu chứng nhức mỏi chân tay
Chứng nhức mỏi tay chân thường lặp lại theo chu kỳ. Đặc biệt là chứng nhức mỏi chân tay về đêm, người bệnh luôn có cảm giác đau nhức chân tay, phải vận động hoặc gồng cứng người, tình trạng này kéo dài khiến cho người bệnh mất ngủ, ảnh hưởng đến tâm sinh lý.
Điều trị nhức mỏi chân tay
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa cơ – xương – khớp gần đó để được thăm khám và điều trị kịp thời. Người bệnh cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như Cao Blueberry, Chondrotin, Ginkgo Biloba, các vitamin nhóm B (B1,B6,B2) giúp tăng cường lưu thông máu tới các cơ quan, giảm đau trong dây thần kinh, tránh rối loạn dây thần kinh ngoại vi, đồng thời giúp phục hồi các melamin gốc dây thần kinh.
Bên cạnh đó, bệnh nhức mỏi chân tay liên quan nhiều tới bệnh lý về xương khớp, đặc biệt ở những người trong độ tuổi trung niên, cao niên thì càng có nguy cơ bị loãng xương, bởi vậy cần bổ sung canxi dạng nano, vitamin D3 và MK7. Đây là những nguyên tố giúp bảo vệ xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương, thoái hóa xương, từ đó giúp giảm tối đa biến chứng nhức mỏi tay chân do các bệnh xương khớp mang lại.
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp việc phục hồi chức năng, điều trị nội khoa (thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc bổ thần kinh…), chế độ làm việc sinh hoạt, làm việc hợp lý, cần tránh các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê, tư thế đi lại đúng cách sau khi điều trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và cải thiện tốt tình trạng của người bệnh.
Tìm hiểu thêm tại đây: