Home Bệnh về hệ thần kinh BỊ TÊ CHÂN TAY UỐNG THUỐC GÌ?

[THẮC MẮC] BỊ TÊ CHÂN TAY UỐNG THUỐC GÌ?

404

Tê chân tay uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người bệnh để vừa an toàn vừa hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong nội dung sau đây.

Bị tê bì chân tay nên uống thuốc gì theo lời khuyên của chuyên gia

1. Nguyên nhân gây tê chân tay

Theo các chuyên gia có nhiều nguyên nhân gây tê chân tay nhưng có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Nguyên nhân sinh lý

-Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hay ngược lại sẽ gây rối loạn cảm giác, dẫn đến tê chân tê tay.

-Khi bạn uống một số loại thuốc cũng là có thể là nguyên nhân làm tê chân tay.

-Khi bạn đứng ngồi, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…làm máu khó lưu thông dẫn đến tê chân tay.

-Nếu tình thần bạn không ổn định, căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến tế bào thần kinh ở tay và chân bị tê liệt gây ra hiện tượng tê, ngứa , khó chịu.

-Những chấn thương mạnh do va đập, tai nạn ở vùng chân hoặc tay … sẽ khiến áp lực đè nén lên dây thần kinh, nếu không được xử lý đúng cách, chấn thương này sẽ để lại di chứng về sau, gây ra triệu chứng tê bì ở các khớp tay và chân.

1.2. Tê chân tay bệnh lý

-Do bệnh tiểu đường, mỡ máu cao: Do rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì. Nếu bạn mắc phải các chứng bệnh này thì một trong các triệu chứng xảy ra là mất dần cảm giác ở các chi, khi bệnh càng nặng thì tê càng nhiều và có thể dẫn tới teo cơ.

-Do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng: Khi mắc những bệnh lý này thì dây thần kinh, rễ thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê chân tê tay. Bạn sẽ thấy tê dọc cánh tay kèm theo đau, mỏi cổ và vai gáy trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân trong thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng…

-Do hội chứng ống cổ tay: Đây là một trong số nhiều nguyên nhân bệnh lý gây chứng tê tay, các ngón tay tê trừ ngón út và đau tăng khi lái xe, có khi nhức cổ tay về đêm.

-Tê chân tay cũng có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, canxi, kali… Nguyên nhân này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

-Bệnh nhiễm độc thạch tín, thủy ngân và gây viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng ma túy, nhiễm trùng mạn tính cũng có thể là nguyên nhân gây tê chân tay.

Nguyên nhân gây tê bì chân tay không thể chủ quan

2.2. Sử dụng thuốc Nam để chữa tê nhức chân tay

Có rất nhiều bài thuốc Nam được dân gian áp dụng để chữa tê chân tay. Bạn có thể chọn để áp dụng tại nhà.

-Đu đủ: Với bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 1 qua đu đủ, 30g mễ nhân sống. Đu đủ, mễ nhân sống sau khi rửa sạch đun cùng 1 bát nước và đường trắng, đun sôi cho đến khi mễ nhân chín thì dùng để uống giúp giảm tê chân tay.

-Ngải cứu: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 30g ngải cứu, 30g cỏ xước, 30g lá lốt và dùng để đun nước uống hàng ngày. Hoặc dùng ngải cứu và muối hột ngâm vào chậu nước sôi, cho đến khi ngải cứu mềm ra, tiếp đó dùng ngải cứu này đắp lên phần chân tay sẽ giúp giảm tê chân tay.

-Lá lốt: Bạn dùng 20 lá lốt tươi rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ sau đó đun cùng với 3 bát nước đến khi còn ½ bát thì chia 2 phần uống trong ngày.

-Nghệ và mật ong: Bạn dùng nghệ tươi rửa sạch và đem nghiền thành bột hoặc có thể mua bột nghệ bán sẵn. Dùng 1 thìa cafe bột nghệ và chút mật ong pha cùng 1 ly sữa, khuấy đều và uống. Thực hiện cách này ngày 1 lần sẽ giúp giảm đau nhức, tê chân tay. Hoặc bạn cũng có thể dùng bột nghệ trộn với ít nước thoa lên phần chân tay bị tê rồi xoa bóp nhẹ nhàng đề giúp máu lưu thông, cải thiện tình trạng tê chân tay.

Bị tê chân tay uống thuốc gì cho nhanh khỏi?

3. Cách phòng và hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giúp phòng ngừa bệnh tê bì chân tay như:

-Tăng cường hoạt động thể lực, thể dục thể thao: Việc luyện tập thể lực giúp tăng cường sức khỏe thể lực, tăng lưu thông máu, giảm tê nhức chân tay, tăng quá trình tái tạo xương. Bạn có thể chọn môn thể thao thích hợp với thể chất thể lực, chú ý tập ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày/ tuần.

-Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, lành mạnh, đặc biệt chú ý bổ sung các loại vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm. Uống ít rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có ga, thuốc lá.

-Tránh các tác nhân xấu như: làm việc gắng sức, ngồi nhiều, đứng lâu, ngồi xổm quá nhiều, nằm ngủ sai tư thế,… Nếu vì đặc thù công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu thì tốt nhất cứ sau 30 – 60 phút phải đi lại, vận động.

-Xoa bóp bấm huyệt, xông hơi, chườm nóng, ngâm nước ấm,… các biện pháp này rất đơn giản, dễ áp dụng, nhưng hiệu quả rất tốt giúp dự phòng tê bì chân tay. Có thể thực hiện các biện pháp này với những người đã bị tê bì giúp giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.

-Nên giữ tình thần vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng.

-Khám sức khỏe định kỳ, điều trị sớm các bệnh lý mạn tính nếu có.

-Khi thấy tê nhức chân tay, bạn nên đi khám để biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời, đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn dùng viên uống có chứa Fursultiamine, B2, B6, Chondroitin, Ginkgo Biloba, cao Blueberry. Viên uống này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giúp bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giúp giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Cải thiện tê chân tay và đau dây thần kinh, đau mỏi lưng và vai gáy, đau do thoái hoá khớp, nhức mỏi mắt…

Với trường hợp tê chân tay do các bệnh liên quan đến xương khớp thì có thể dùng thêm viên uống chứa bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7 cùng các dưỡng chất thiết yếu như Kẽm nano, Magie, Đồng, Boron, Silic, Mangan, DHA, Quercetin… Viên uống này sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe, dẻo dai, làm chậm quá trình mất xương và thoái hóa xương khớp. Đồng thời phòng và cải thiện loãng xương, gãy xương, ngừa gãy xương do loãng xương. Ngoài ra, để thoát khỏi bệnh tê bì chân tay cũng như các trường hợp tê tay chân liên quan đến các vấn đề xương khớp, hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn TẠI ĐÂY.

Rate this post