Home Bệnh về hệ thần kinh Chứng tê bì chân tay 5 CÁCH DÙNG CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH TÊ TAY CHÂN TẠI...

5 CÁCH DÙNG CÂY THUỐC NAM CHỮA BỆNH TÊ TAY CHÂN TẠI NHÀ

381

Thuốc nam được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý bởi tính an toàn, ít tốn kém và cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân cũng được dân gian áp dụng. Bạn có thể tham khảo 6 bài thuốc nam dưới đây khi muốn chữa tê chân tay tại nhà.

1. 5 cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân tại nhà

1.1. Cách dùng cây thuốc nam lá lốt

Lá lốt là loại lá gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn và cũng được dùng làm vị thuốc nam chữa bệnh tê tay chân. Theo y học cổ truyền thì lá lốt tính ấm, vị cay, có khả năng quy vào các kinh Tỳ, Vị giúp giảm đau, ôn trung, trừ phong thấp, giảm tê bì tay chân do lạnh. Bên cạnh đó thành phần tinh dầu và hoạt chất ancaloit có trong lá lốt còn giúp kháng viêm, giải tỏa căng thẳng thần kinh.

Bạn có thể áp dụng 2 cách chữa tê tay chân bằng lá lốt:

-Cách 1: Bạn cần chuẩn bị từ 15 – 20 lá lốt tươi. Rửa sạch lá lốt, cho vào ấm sắc cùng 2 chén nước, đun cho đến khi còn 1/2 bát nước là được. Dùng uống khi nước còn ấm 1 lần/ngày sau khi ăn tối xong và nên dùng trong 10 ngày liên tục để thấy được hiệu quả rõ rệt.

-Cách 2: Với cách này bạn cần chuẩn bị 200g lá lốt và ít muối ăn. Rửa sạch lá lốt, vò nát rồi nấu với 2 lít nước. Sau khi đun sôi tầm 10 phút thì thêm ít muối và hòa tan cho muối tan hoàn toàn. Tiếp đến gạn nước ra một cái hậu nhỏ, để cho nước nguội còn 50 – 60 độ thì bỏ cả 2 chân vào ngâm trong 20 phút. Thực hiện ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp kích thích lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể, giảm nhức mỏi, tê bì tay chân và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn sâu hơn.

1.2. Cách dùng ngải cứu trắng

Ngải cứu là loại lá quá quen thuộc trong nhiều bài thuốc nam, trong đó có chữa tê chân tay. Tính ấm của ngải cứu kết hợp cùng với nhiệt ấm sẽ làm các động mạch giãn nở, giúp cho hoạt động lưu thông máu ở tay chân được tốt hơn, từ đó cải thiện tình trạng tê bì khó chịu.

Để thực hiện bài thuốc này bạn cần 1 bó ngải cứu to, 2 thìa muối hột, nước sôi. Trước tiên bạn rửa ngải cứu sạch rồi cho ngải cứu và muối hạt vào chậu nhỏ sau đó đổ nước sôi ngập ngải cứu. Chờ 2 – 3 phút cho lá ngải cứu mềm ra thì vớt ngải cứu đắp vào khu vực tay chân đang bị tê mỏi.

1.3. Bài thuốc nam chữa tê bì tay chân từ gừng

Gừng là nguyên liệu tự nhiên được dùng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp như đau nhức khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm và cả chứng tê bì tay chân. Nhờ gừng có chứa các hoạt chất như shogaol, zingiberene hay gingerol nên có thể dùng điều trị các bệnh này. Tác dụng của các chất này là giúp làm co giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân làm giảm cảm giác tê.

Bạn cần chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, 2 thìa muối hột. Gừng để cả vỏ đem rửa sạch rồi giã nát. Cho gừng vào nồi nấu với 1 lít nước và muối hạt. Sau đó dùng nước này khi đã nguội bớt để ngâm chân hoặc ngâm tay. Mỗi ngày ngâm 1 lần khoảng 15 phút – 30 phút.

1.4. Cách chữa tê tay chân bằng cây xấu hổ

Cây xấu hổ hay cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn, giúp giảm đau, an thần, kháng viêm, chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay. Bạn cũng có thể áp dụng 3 cách với cây xấu hổ để chữa tê tay chân.

-Cách 1: Bạn dùng 20- 30g rễ cây xấu hổ, đem tẩm rượu rồi cho vào ấm hoặc nồi đun với 400ml. Khi nước cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp, chia nước thành 2 lần uống.

-Cách 2: Bạn cần chuẩn bị 12g rễ xấu hổ, 12g sơn thục, 12g quýt gai, 12g dây đau xương, 12g khúc khắc, 12g tục đoạn, 12g vương tôn, 12g kê huyết đằng. Cho tất cả các nguyên liệu này ấm đun rồi lấy nước cô đặc chia thành vài lần uống trong ngày.

-Cách 3: Dùng 20g rễ xấu hổ, 10g rễ cam thảo dây, 20g rễ bưởi bung, 10g rễ đinh lăng, 20g rễ cúc tần đem sắc và uống trong ngày.

1.5. Chữa tê bì tay bằng đông y từ cây thổ phục linh

Thổ phục linh còn được gọi là khúc khắc thường mọc hoang ở các khu vực miền núi nước ta. Các bộ phận của cây bao gồm thân, rễ được thu hái quanh năm về dùng tươi hay phơi khô làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp, tê lạnh tay chân.

Bạn cần chuẩn bị 20g thổ phục linh, 10g cốt toái bổ, 8g thiên niên kiện, 6g bạch chỉ, 8g đương quy và đem thái nhỏ các nguyên liệu, sắc lấy nước uống hoặc có thể dùng ngâm rượu uống hay dùng để xoa bóp tay chân.

2. Ưu, nhược điểm khi áp dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân

2.1. Ưu điểm

Cũng như các bài thuốc Nam chữa bệnh nói chung thì các cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân cũng có những ưu điểm như:

-Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên dễ tìm, dễ mua, không quá tốn kém và dễ thực hiện.

-Bạn có thể thực hiện các bài thuốc này tại nhà, không mất thời gian đến bệnh viện hàng ngày.

-Do sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên đều an toàn cho bạn.

2.2. Nhược điểm

Tuy nhiên các cách dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân cũng có không ít hạn chế, nhược điểm nhất định, đó là:

-Các bài thuốc nam đều là do dân gian truyền miệng nên chưa có kiểm chứng y tế về hiệu quả.

-Tác dụng của các bài thuốc không đồng đều, với người này có tác dụng rõ rệt nhưng với người kia lại không hiệu quả.

-Các bài thuốc nam đa phần chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ nên không có tác dụng với tình trạng bệnh nặng, mãn tính.

-Điều trị bằng các bài thuốc nam đều phải áp dụng lâu dài do tác dụng chậm.

-Mức độ tiến triển của việc điều trị không chính xác vì các bài thuốc nam đều thực hiện tại nhà.

Do đó để hội chứng tê tay chân không phát triển nặng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng thì bạn nên đi khám ở bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời, đúng cách. Song song với điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ bạn cũng có thể chọn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp giảm đau nhức… từ viên uống.

Để cải thiện tình trạng tê chân tay, ngăn ngừa các mạch máu, rễ thần kinh bị tổn thương, bạn chọn sử dụng sản phẩm có Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin, vitamin nhóm B là tốt nhất. Sản phẩm này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị tê bì chân tay, dị cảm đầu chi, giảm các biến chứng thần kinh và mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid. Đồng thời sản phẩm có tác dụng cải thiện tê chân tay, đau dây thần kinh, đau mỏi lưng, vai gáy, đau do thoái hóa khớp, nhức mỏi mắt. Đây là giải pháp tối ưu giúp cải thiện tê bì chân tay do bệnh lý.

Với người tê chân tay do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng thì thích hợp dùng thêm sản phẩm có các thành phần là Canxi nano, Vitamin D3, MK7 và nhiều dưỡng chất cần cho xương. Sản phẩm sẽ cung cấp đủ lượng canxi cơ thể cần hàng ngày, tăng hấp thu và đến đúng chỗ cần là xương nhờ vitamin D3 và MK7.

Đồng thời bạn nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, giúp xương chắc khỏe. Tránh làm việc quá sức, những công việc nặng nhọc và tránh ngồi lâu một chỗ… Chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D, K … cũng rất cần thiết trong quá trình điều trị tê tay chân.

Dù bạn chọn cây thuốc nam chữa bệnh tê tay chân hay điều trị thuốc tây… thì đều cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị đúng căn nguyên mới có kết quả điều trị tốt nhất.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Quân y Viện 103 tư vấn cách đẩy lùi bệnh tê bì chân tay an toàn, hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.

Rate this post