Khi hiện tượng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa xuất hiện với tần suất liên tục, điều đó chứng tỏ cơ thể bạn đang có vấn đề và đang cầu cứu. Bạn cần cảnh giác vì rất có thể hiện tượng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa đang cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm mà bạn không ngờ tới.
Điểm mặt những bệnh hay gây tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa
Tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa là hiện tượng gặp phải ở rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này liên tục tái phát có thể bạn đang mắc một trong 4 căn bệnh “nguy hiểm” sau:
Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Do chưa có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cơ chế trao đổi, chuyển hóa trong cơ thể gặp vấn đề sẽ khiến các dây thần kinh ngoại biên, trong đó có vùng bàn tay bị viêm, gây ra hiện tượng tê các ngón tay, trong đó có các ngón tay trỏ, ngón tay giữa bị tê, khó cử động. Viêm dây thần kinh ngoại biên thường thấy nhất ở bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid.
Do bị thiếu máu cục bộ
Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đến tưới mô không đủ cho nhu cầu oxy hoá của mô, có thể do xơ vữa động mạch, do hạ huyết áp…Thiếu máu cục bộ gây nên hiện tượng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa, xảy ra với bất kỳ ai, nhưng phần nhiều ở người cao tuổi. Bệnh thường không báo trước, đột ngột xuất hiện và gây nên những triệu chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.
Xuất phát từ bệnh lý ở đốt sống cổ
Hiện tượng tê ngón tay trỏ , tê ngón tay giữa đa phần xảy ra ở những người ở độ tuổi trung niên – nhóm có nguy cơ cao bị thoái hóa các tổ chức xương khớp như đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, lệch đĩa đệm đốt sống cổ…từ đó, gây chèn ép lên các dây thần kinh ngoại biên khu vực cổ gáy khiến cho người bệnh xuất hiện các hiện tượng tê đầu ngón tay trỏ, tê đầu ngón tay cái. Tuy nhiên, tỉ lệ người trẻ mắc phải bệnh lý này hiện nay cũng không nhỏ do giới trẻ có xu hướng lười vận động, sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều….cũng tạo áp lực lên vùng cổ, vai gáy gây các bệnh lý liên quan tới khu vực này, sinh ra hiện tượng tê tay.
Do hội chứng ống cổ tay
Tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa là một biểu hiện điển hình ở người mắc hội chứng ống cổ tay. Lúc này do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay. Trong khi, vị trí của dây thần kinh này nằm tại giữa ống cổ tay của chúng ta đảm nhận chức năng cảm giác phía bên ngoài da, trong đó có ngón cái và ngón trỏ, dây thần kinh này đảm nhận chức năng co duỗi các ngón tay. Đây cũng là lý do dẫn đến hiện tượng bệnh tê ngón tay trỏ, tê ngón tay giữa hay tê cả bàn tay.
Chọn đúng phương pháp để trị hiện tượng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa
Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên PGĐ Bệnh viện Quân Y 103 cho biết: khi nói về hiện tượng tế ngón tay trỏ, ngón tay giữa thì đây không hẳn là một bệnh riêng biệt mà đây là triệu chứng của các bệnh liên quan như: hội chứng ống cổ tay, cột sống cổ, viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu cục bộ…Chính vì thế, khi muốn điều trị tận gốc triệu chứng này thì người bệnh cần phải điều trị từ nguyên nhân gây ra nó, tức là phải đi vào điều trị các chứng bệnh liên quan kể trên.
Hầu hết, các bệnh này đều cần khoảng thời gian điều trị lâu dài, chính vì thế người bệnh nên tìm cho mình phương pháp điều trị an toàn, không mang lại các tác dụng phụ cũng như biến chứng cho người bệnh. Cần thực hiện đồng bộ giải pháp sau:
Cần điều trị bệnh lý gây tê bì và biến chứng thần kinh, mạch máu như kiểm soát đường huyết tốt trong bệnh tiểu đường, chữa trị thoái hóa và thoát vị cột sống (cổ, lưng)…
- Đối với bệnh lý về xương khớp, các bác sĩ khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm chứa bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7 để góp phần ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thoái hóa xương khớp.
- Còn với chứng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa do nhóm bệnh kể trên như viêm dây thần kinh do bệnh tiểu đường, thiếu máu não, hay do bất kỳ bệnh lý nào, sẽ cải thiện được bằng việc bổ sung sản phẩm có chứa: Fursultiamin, các vitamin nhóm B, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Các dưỡng chất này giúp phục hồi rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp máu tới các chi được ổn định, nhờ đó góp phần khắc phục hiện tượng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa hiệu quả.
Để phòng bệnh, cần chú ý thực hiện động tác khởi động cổ tay và toàn thân trước khi lao động với các công việc phải thường xuyên sử dụng động tác lắc cổ tay như: băm, chăt, quay cổ tay… Có khởi động như vậy, các cơ và khớp ở cổ tay mới được hoạt động nhịp nhàng, tránh các chứng bong gân, phù nề ở vùng cổ tay.
Hiện tượng tê ngón tay trỏ, ngón tay giữa vì bất cứ nguyên nhân nào, bệnh lý gì cũng sẽ cải thiện được hiệu quả nếu chúng ta chọn được phương pháp đúng đó là tìm ra bệnh gốc gây tê bì các ngón tay, từ đó kết hợp đồng bộ điều trị bệnh gốc, và điều trị triệu chứng tê bì bằng sản phẩm giúp phục hồi rễ thần kinh, tăng cường lưu thông máu, giúp cung cấp máu tới các chi.
Tìm hiểu thêm tại đây: