Home Bệnh về hệ thần kinh NHẬN BIẾT CƠN ĐỘT QUỴ THOÁNG QUA ĐỂ TRÁNH TỬ VONG

NHẬN BIẾT CƠN ĐỘT QUỴ THOÁNG QUA ĐỂ TRÁNH TỬ VONG

428

Các biểu hiện đột quỵ não thoáng qua chỉ xuất hiện trong vài phút đến dưới 1 giờ đồng hồ rồi biến mất và không để lại di chứng gì. Chính vì vậy, nhiều người khá chủ quan, chỉ đến khi cơn đột quỵ thực sự xảy ra, họ mới trở tay không kịp, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy phải làm gì để ngăn chặn cơn đột quỵ bất ngờ ập đến?

1. Đột quỵ não thoáng qua có nguy hiểm không?

Đột quỵ thoáng qua (hay thiếu máu não thoáng qua) thực chất là cơn đột quỵ nhẹ. Đây là một trong những rối loạn chức năng thần kinh ngắn do thiếu máu não cục bộ, gây ra triệu chứng chóng mặt, bủn rủn chân tay, không kiểm soát được giọng nói. Cơn đột quỵ này diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự biến mất mà không gây tổn thương cấp tính nào ở não nên người bệnh rất dễ bỏ qua. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo triệu chứng đột quỵ nhẹ có thể là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ não thực sự.

Theo thống kê, khi đã bị một lần cơn đột quỵ não thoáng qua, 5,3% số bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị đột quỵ não thực sự trong vòng 2 ngày, và trong vòng 3 tháng tới, sẽ có 10,5% số bệnh nhân bị đột quỵ tiếp với tỷ lệ 21% tử vong và 64% để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn.

Đột quỵ thoáng qua thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim hoàn toàn (rung nhĩ).

2. Biểu hiện của đột quỵ não thoáng qua

Biểu hiện lâm sàng của đột quỵ não thoáng qua cũng giống như biểu hiện của một cơn đột quỵ thực sự. Cụ thể, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:

-Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… có thể mất ý thức thoáng qua. Tức là đang kiểm soát cơ thể một cách bình thường nhưng bỗng nhiên té ngã, mất ý thức trong khoảng vài giây tới vài phút, rồi khôi phục trở lại bình thường.

-Rối loạn ngôn ngữ bất chợt: Người bệnh đang nói chuyện bình thường nhưng sau đó rồi bị nói đớ, hoặc bỗng dưng gọi sai tên đồng nghiệp.

-Yếu, liệt chi, nhìn mờ, rối loạn cảm giác, hôn mê, co giật… xuất hiện và mất đi nhanh chóng và không để lại di chứng gì đặc biệt.

-Tối sầm mắt giống như căn phòng bị cúp điện đột ngột, sau đó tự động có điện trở lại, mắt nhìn thấy trở lại.

Nếu có nhiều hơn 3 dấu hiệu trên, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của tiền đột quỵ. Lúc này, bạn cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

3. Xử trí những cơn đột quỵ thoáng qua như thế nào?

Khi phát hiện một ai đó có triệu chứng đột quỵ thoáng qua thì cần đỡ họ nằm xuống mặt phẳng trong tư thế hơi nghiêng và nâng đầu nhẹ. Sau đó, đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo huyết áp và kiểm tra trạng thái của bệnh nhân, cũng như thực hiện các xét nghiệm để xác định chẩn đoán tai biến mạch máu não, tầm soát yếu tố nguy cơ và có biện pháp điều trị phù hợp.

4. Lời khuyên của thầy thuốc

Chúng ta không thể dự đoán chính xác cơn đột quỵ sẽ xảy ra khi nào. Chính vì thế, mỗi người cần có chiến lược phòng bệnh ngay từ bây giờ để đẩy lùi được những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.

4.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Ăn uống vô độ là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý mỡ máu, tim mạch, đái tháo đường… Bởi vậy, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các cơn tai biến, đột quỵ “hỏi thăm”.

  • Tích cực bổ sung các loại rau xanh, củ quả và trái cây, các loại đậu và ngũ cốc.
  • Ăn thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể, hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, hay thức ăn nhanh.
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm có chứa nhiều đường, muối…
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành,….
  • Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác.

4.2. Tập thể dục thường xuyên

Bạn nên tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn giúp kiểm soát cân nặng, tăng tuần hoàn máu, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch dẫn tới đột quỵ.

Lưu ý nhỏ, bạn không nên chọn các bài tập vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh hay yoga.

4.3. Giữ ấm cơ thể

Cơ thể nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Vì thế, bạn hãy giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa.

4.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Đồng thời, những người mắc bệnh lý nền cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số đường huyết, huyết áp hay mỡ máu… kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

4.5. Sử dụng sản phẩm tăng cường lưu thông máu não

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng những sản phẩm thực phẩm chức năng để có thể bảo vệ sức khỏe của mình. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm chức năng có chứa: Ginkgo biloba, Cao Blueberry,… cùng những thành phần khác như: magie, tinh bột mì, với các tác dụng như:

-Ginkgo Biloba: có tác dụng hoạt huyết giúp mạch máu não lưu thông dễ dàng.

-Cao Blueberry: giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh nói chung, nuôi dưỡng và bảo vệ hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Các thành phần bổ trợ quan trọng khác như tiền vitamin B1, B2, B6 giúp kích thích nhanh sự tái sinh dây thần kinh, giải quyết các rối loạn chức năng dây thần kinh, góp phần giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

-Chondroitin: giúp hàn gắn màng dây thần kinh, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Sản phẩm này giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ bảo vệ hệ thần kinh và cải thiện rất tốt tình trạng tê bì chân tay, giảm thiểu các dấu hiệu dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, để giúp phòng ngừa tai biến và phục hồi sau tai biến tốt nhất. Hãy lắng nghe PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 chia sẻ bí quyết TẠI ĐÂY.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết những  rdấu hiệu của cơn đột quỵ thoáng qua, cũng như có cách xử trí khi gặp tình huống này. Đồng thời, đừng quên thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học để đẩy lùi nguy cơ đột quỵ nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Rate this post