Home Bệnh về hệ thần kinh MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP NGƯỜI BỆNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU...

MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP NGƯỜI BỆNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU ĐỘT QUỴ

309

Các bệnh nhân may mắn giữ được tính mạng sau những cơn đột quỵ nhưng cũng để lại những di chứng khó phục hồi. Chính vì vậy, việc phục hồi chức năng đóng một vai trò vô cùng quan trọng với các bệnh nhân sau đột quỵ. Các phương pháp phục hồi chức năng cần được tiến hành sớm để giúp người bệnh có thể phục hồi được các chức năng trong sinh hoạt hàng ngày của bản thân. Vậy có những biện pháp nào giúp phục hồi chức năng cho người bị đột quỵ chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Các biến chứng thường gặp ở người đột quỵ

Những người mắc bệnh đột quỵ thường xuất hiện rất nhiều biến chứng. Các biến chứng này có thể cải thiện được hay không còn phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh mà người đó gặp phải. Bên cạnh đó cũng nhờ vào quá trình điều trị phục hồi chức năng sau đột quỵ có được thực hiện tốt hay không. Một vài biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân sau đột quỵ như:

-Rối loạn vận động: Các bệnh nhân này thường bị yếu hoặc liệt một phần chi. Với các trường hợp nặng có thể liệt nửa người hoặc liệt mặt.

-Rối loạn nhận thức: Mức độ nhận thức của người mắc bệnh có sự thay đổi, tư duy sẽ giảm đi đáng kể, trí tuệ sa sút và còn gây nên căn bệnh mất trí nhớ.

-Rối loạn cơ tròn: Chứng rối loạn này ảnh hưởng rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày bởi bệnh nhân sẽ có thể tiểu tiện hoặc đại tiện mất tự chủ. Ngoài ra còn có thể gây nên bệnh nhiễm trùng bàng quan do đặt sonde dẫn nước tiểu.

-Rối loạn ngôn ngữ: Bệnh nhân sẽ có phát âm khó khăn, nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi, méo miệng và đôi khi không thể diễn đạt những gì muốn thể hiện.

-Rối loạn thị giác: Nhiều bệnh nhân sẽ gặp ảnh hưởng khi mắt không thể nhìn thấy hoặc nhìn lờ mờ do biến chứng của đột quỵ gây nên.

-Rối loạn cảm giác: Người bệnh có thể mất đi các cảm giác bình thường như đau, tê hoặc nóng rát. Những trường hợp nặng còn không cảm nhận được một phần chi thể của mình.

-Mệt mỏi, rối loạn thăng bằng, mất ngủ hoặc ngủ mê mệt.

-Ăn uống khó khăn, không thể nuốt được

-Nằm lâu ngày trên giường bệnh dẫn đến bệnh tỳ đè.

-Giảm thiểu các kỹ năng xã hội và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

-Các biến chứng này nếu không được điều trị và phục hồi chức năng sẽ dẫn đến những hậu quả xấu đến tâm lý người mắc bệnh.

2. Các biện pháp chăm sóc phục hồi chức năng cần làm

Như đã nói, phục hồi chức năng là cực kỳ quan trọng đối với những bệnh nhân sau đột quỵ. Chình vì vậy, người bệnh cần thực hiện các biện pháp này sớm nhất có thể để giúp cơ thể phục hồi lại được và thực hiện sinh hoạt hàng ngày của mình thuận tiện hơn.

Người bệnh cần thực hiện các biện pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ tiêu biểu sau:

2.1. Phòng ngừa các biến chứng hô hấp

Trước tiên, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa biến chứng về hô hấp. Cụ thể đó là:

-Cần lăn trở mình thường xuyên.

-Tư thế trị liệu đúng

-Khuyến khích áp dụng các bài tập giúp thở sâu và thở đều thực hiện thường xuyên

-Khuyến khích thoải mái vận động, nhất là vận động di chuyển.

2.2. Đảm bảo tư thế trị liệu

Đảm bảo tư thế trị liệu ở đây tức là tạo sự thuận lợi cho việc hồi phục sau đột quỵ một cách tối ưu nhất, thông qua các biện pháp như:

-Kiểm soát hóa trương lực cơ

-Tăng cường nhận biết về không gian

-Lăn trở, thay đổi tư thế luân phiên 2 giờ/lần phòng ngừa nguy cơ loét do tỳ đè lâu ngày.

2.3. Tăng cường vận động sớm

Với những bệnh nhân đã kiểm soát tốt các bệnh nội khoa nên tăng cường vận động sớm và càng nhiều càng mang lại hiệu quả tốt. Các biện pháp vận động sớm nên thực hiện như:

-Lăn trở nhiều lần trên giường

-Tập ngồi dậy trên giường

-Chuyển từ nằm sang ngồi 2 chân chạm đất

-Ngồi phía bên ngoài giường

-Tập đứng lên và đi lại.

2.4. Duy trì tầm vận động các khớp

Các khớp cần được vận động mỗi ngày. Nếu chưa thể tự đi được, người bệnh có thể nhờ sự trợ giúp của người nhà để nâng hai chân lên mỗi ngày giúp các khớp làm quen dần lại với việc vận động, cử động.

2.5. Xử lý liệt nửa người giai đoạn đầu

Với những người bị liệt nửa người, nên tập luyện để giúp giảm trương lực cơ. Tập một số bài tập như:

-Tập vận động thụ động và đặt tư thế đúng giảm biến chứng của yếu cơ, co rút, chấn thương bên liệt, và làm bình thường hóa trương lực và cơ lực bên liệt.

-Sử dụng tay lành tập chủ động trợ giúp tay liệt.

-Khuyến khích các bài tập chủ động hướng tới chức năng như vươn tay lấy cốc, chải đầu…

2.6. Xử lý mất cảm giác

Tình trạng mất cảm giác dễ khiến người bệnh gặp chấn thương khi không cảm nhận được các cơn đau. Vì vậy, các kỹ thuật này là vô cùng cần thiết. Cụ thể là:

-Sử dụng các kỹ thuật xoa bóp/vuốt ve ở bên bị liệt với các loại vật liệu khác nhau.

-Có thể tập luyện tiếp xúc với các loại cảm giác cụ thể thường xuyên nếu người bệnh chịu được ví dụ như: cho tiếp xúc với nhiều loại vật liệu, nhiệt độ và lực ép khác nhau.

2.7. Tạo thuận chức năng chi trên

Đây là biện pháp trị liệu giúp khuyến khích người bệnh độc lập và tạo động lực trong việc phục hồi vận động. Lúc này, cần:

-Hướng dẫn người bệnh áp dụng các bài tập với tay bị liệt, sử dụng các chức năng càng nhiều càng tốt. Tốt nhất là tập ở tư thế ngồi hoặc đứng.

-Kích thích điện thần kinh cơ: điều trị bởi nhân viên y tế.

-Tập luyện thực tế ảo cho cánh tay và bàn tay bên liệt ở người bệnh đột quỵ để hỗ trợ cho tập luyện thông thường.

-Tập luyện có trợ giúp bằng robot cho vai và khuỷu tay bên liệt ở người bệnh đột quỵ.

2.8. Nẹp cổ tay và bàn tay

Biện pháp này mang lại tác dụng giúp phòng chống co rút vùng cổ, bàn tay, ngón tay với các trường hợp liệt cứng.

2.9. Làm mạnh cơ

Bên cạnh cách tạo thuận chức năng chi trên, làm mạnh cơ cũng giúp khuyến khích người bệnh độc lập phục hồi các chức năng vận động. Đó là:

-Tăng dần lực cơ bằng cách tăng số lần lặp lại đối với các hoạt động chịu sức nặng.

-Tập với tạ

-Bài tập đề kháng.

2.10. Cải thiện dáng đi, thăng bằng và di chuyển

Biện pháp này sẽ giúp khuyến khích người bệnh độc lập, tạo động lực rèn luyện và sức bền trở lại. Người bệnh cần tập luyện theo các phương pháp như:

-Tập thăng bằng

-Hướng dẫn người bệnh dáng đi đúng nhất

-Sử dụng gậy để chống hoặc nẹp

-Tập bước lên xuống

-Tập cùng máy đi bộ

2.11. Khuyến khích độc lập và các sinh hoạt hàng ngày

Khuyến khích người bệnh tự thực hiện các sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, uống nước, đi vệ sinh…

3. Phục hồi chức năng các biến chứng sau đột quỵ

Phục hồi chức năng các biến chứng sau đột quỵ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thời gian phục hồi của mỗi người lại khác nhau vì vậy cần kiên trì thực hiện để mang lại hiệu quả tốt. Các bạn có thể áp dụng một số phương pháp phục hồi sau đây:

-Chức năng nói: Chức năng nói thường là chức năng bị ảnh hưởng nhiều khi xảy ra đột quỵ. Để giúp người bệnh phục hồi chức năng nói, gia đình nên giúp người bệnh bằng cách thường xuyên trò chuyện, trao đổi, đọc sách và kể chuyện cho người bệnh nghe. Người bệnh cũng cần được hướng dẫn bởi các nhà trị liệu ngôn ngữ trong trường hợp nặng.

-Chức năng nhai và nuốt: Đột quỵ có thể làm tổn thương dây thần kinh nhai nuốt. Di chứng này rất cần được trị liệu kịp thời để giúp người bệnh có đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Để làm được điều này, hãy nhờ sự tư vấn của các nhà trị liệu ngôn ngữ, bên cạnh đó người nhà cũng nên giúp bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, ưu tiên các loại thực phẩm lỏng hoặc xay nhuyễn chứa nhiều calo, vitamin và các khoáng chất cần thiết.

-Chức năng cảm nhận: Sau khi bị đột quỵ, khả năng suy nghĩ và ghi nhớ của người bệnh có thể trở nên kém đi. Chính vì vậy, cần giúp người bệnh tham gia các hoạt động xã hội, thường xuyên hướng dẫn người bệnh trò chuyện và thể hiện cảm xúc để chức năng này được phục hồi.

-Chức năng vận động: Sau đột quỵ, cơ bắp của một bên cơ thể người bệnh sẽ yếu hơn hoặc có thể bị liệt hẳn. Chính vì vậy, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh có thể bị hạn chế. Người nhà cần dạy lại người bệnh cách ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa… Và có thể giúp người bệnh tập một vài động tác thể dục giúp cơ bắp hoạt động trở lại.

-Chức năng đại tiểu tiện: Cơn đột quỵ cũng dẫn đến tình trạng đại tiểu tiện mất tự chủ ở người bệnh. Với trường hợp này có thể được các bác sĩ kê toa thuốc sử dụng giúp kiểm soát bàng quang. Bên cạnh đó, người nhà cần giúp người bệnh làm quen với cách di chuyển để có thể dần dần tự mình đối phó khi có nhu cầu đi vệ sinh.

4. Một số lưu ý cho người nhà của bệnh nhân đột quỵ

Bên cạnh việc chăm sóc người bệnh sau đột quỵ, người nhà bệnh nhân cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:

-Cần dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc cho người bệnh tránh khiến người bệnh suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm.

-Thay đổi bố cục sắp xếp nhà ở để thuận tiện và giúp người bệnh được an toàn.

-Cần hết sức thông cảm với tính cách cũng như tâm lý người bệnh sau đột quỵ.

Ngoài ra, để người bệnh có thể phục hồi sau đột quỵ một cách nhanh chóng, người nhà cũng nên tìm hiểu các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị sau đột quỵ và phòng ngừa chứng bệnh này tái phát.

Hiện nay, trên thị trường đã có sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu và bảo vệ hệ thần kinh được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên như:

-Ginkgo biloba: giúp tăng tuần hoàn não, tăng tính chịu đựng của mô não khi thiếu oxy, chống oxy hóa và bảo vệ hệ thần kinh.

-Cao việt quất giúp giảm sự lão hóa của các tế bào não, hỗ trợ ổn định huyết áp và ngăn chặn bệnh tim mạch.

-Các thành phần vitamin B2, B6, Pyridoxine, Fursultiamine có tác dụng cung cấp dưỡng chất và giảm đau nhức hệ thần kinh.

Sản phẩm sẽ là một phương pháp hữu hiệu giúp người bệnh hạn chế tối đa tình trạng tái phát lại đột quỵ.

>> Xem thêm: PGS.TS Trần Đình Ngạn, Nguyên Chủ nhiệm khoa Tim thận khớp nội tiết, Nguyên PGĐ Viện Quân y 103 tư vấn cách phòng ngừa hiệu quả và phục hồi tốt nhất nếu chẳng may bị tai biến mạch máu não, đột quỵ hiệu quả TẠI ĐÂY.

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng kéo dài. Vì vậy, sau đột quỵ người bệnh cần được chăm sóc và phục hồi chức năng thích hợp để có thể độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Trên đây là những biện pháp giúp người bệnh phục hồi chức năng tại nhà, hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình tìm hiểu.

Rate this post