Bị tê tay do thoái hóa khớp thì dùng Vindermen Plus có hiệu quả không ?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 51 tuổi, lúc đầu tôi bị đau và mỏi vùng vai gáy, sau đó đau xuống cột sống lưng rồi chuyển sang tê tay ngày càng nặng, tê cứng mất cảm giác, lái xe rất khó khăn và ngón tay bị nhức khi ngủ, khi gõ bàn phím và nâng vật nặng thì gân tay cứ co giật. Tôi đã đi khám và biết mình bị thoái hóa khớp, giảm mật độ xương dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ, đau thần kinh tọa,… tôi đã dùng thuốc chống thoái hóa khớp Glucosamin và uống Canxi được 6 tháng rồi mà không hết tê tay. Tôi rất lo lắng về bệnh của mình, xin bác sĩ tư vấn giúp tôi?
(Nguyễn Văn Minh, Bình Phước)
Chào anh Minh, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc của anh về trường hợp :
Bị tê tay do thoái hóa khớp thì dùng Vindermen Plus có hiệu quả không ?
Theo mô tả, anh đã bị thoái hóa vùng đốt sống cổ, đốt sống lưng do thoái hóa xương khớp và giảm mật độ xương (mất xương), dẫn đến đau mỏi cổ, đau lưng, đau thần kinh tọa, đồng thời thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh, mạch máu dẫn tới hiện tượng tê tay. Do mức độ chèn ép do thoái hóa ngày càng tăng theo thời gian nên anh sẽ thấy tình trạng tê, đau vùng tay sẽ ngày càng nặng, nhất là khi làm việc nhiều, nâng vật nặng, khi ngủ chèn vùng tay bị tê hoặc khi lái xe,… Nếu việc chèn ép kéo dài còn có thể gây đau nửa đầu, chóng mặt, mất ngủ, …
Anh cần nắm rõ, tình trạng mất xương và thoái hóa xương khớp luôn đi cùng nhau và song hành cùng tuổi tác. Hai quá trình này đồng thời xảy ra và tác động lẫn nhau. Ví dụ, quá trình mất xương khiến cho xương bị suy yếu, tạo lực chèn ép lên các khớp và đĩa đệm chịu lực, đồng thời gây đau và làm cho tốc độ thoái hóa nhanh hơn, đặc biệt là các xương và khớp ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng, các khớp gối,… Cũng như vậy quá trình mất xương sẽ khiến quá trình hình thành xương dưới sụn chậm lại, thúc đẩy tạo các gai xương sẽ chèn ép các dây thần kinh gây đau và tê bại một hoặc hai bên.
Để điều trị hiệu quả bệnh của mình, anh phải đồng thời điều trị tình trạng thoái hóa xương khớp, giảm mật độ xương, tê nhức tay một cách đồng bộ và cần kiên trì điều trị trong thời gian dài. Anh cũng cần hiểu, khi đã bị thoái hóa, việc điều trị gần như không thể khỏi hoàn toàn nên khi bệnh chưa quá nặng, hãy luôn chú ý phòng ngừa càng sớm càng tốt. Sau đây là gợi ý cách điều trị để có kết quả tốt nhất, anh cần kiên trì trong ít nhất 1 đến vài năm, tình trạng bệnh của anh sẽ dần được cải thiện:
- Dùng sản phẩm giúp bổ sung đủ Canxi, vitamin D3, MK7 (tức Vitamin K2) cùng đa dạng các khoáng chất giúp ngăn chặn quá trình mất xương, tăng tạo xương, giúp xương chắc khỏe dẻo dai, làm chậm quá trình thoái hóa xương theo tuổi. Sản phẩm này nên dùng hàng ngày hoặc theo đợt 3 tháng, mỗi năm 2-3 đợt. Nếu anh chỉ bổ sung riêng Canxi mà không kết hợp với vitamin D cũng như MK7 thì Canxi sẽ không phát huy nhiều tác dụng mà còn có thể gây hại cho cơ thể.
- Dùng sản phẩm chứa Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin, các vitamin nhóm B giúp giảm thoái hóa khớp, giảm đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa và cải thiện hiệu quả tình trạng tê tay. Nên dùng liên tục cho đến khi hết tê tay, sau đó tái dùng theo đợt 3 tháng, mỗi năm 2 đợt để phòng ngừa tái phát bệnh. Anh cũng vẫn có thể bổ sung thêm Glucosamin mỗi năm 3-6 tháng sử dụng để điều trị và phòng ngừa tốt hơn tình trạng thoái hóa khớp.
Bên cạnh chế độ bổ sung kể trên, nếu đau nhiều anh có thể sử dụng 1 đợt ngắn thuốc giảm, chống viêm hoặc vật lý trị liệu. Nên nhớ thuốc giảm đau chỉ nên dùng giới hạn, không nên lạm dụng bởi có nhiều tác dụng không mong muốn. Anh cũng cần có chế độ luyện tâp thể thao đều đặn mỗi ngày phù hợp với sức khỏe, nhưng ít nhất là 30 phút.