Hầu như ai cũng có thể bị tê tay hoặc tê chân ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, đặc biệt khi nó kèm theo những triệu chứng như mất cảm giác, nóng bỏng, châm chích, đau nhức,… hoặc xuất hiện khi bạn đang mắc 1 số bệnh như Zona thần kinh, đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, thoái hóa hoặc thoát vị cột sống,… thì rất có thể tê chân tay lúc này chính là biểu hiện hoặc biến chứng rất nguy hiểm của các bệnh nêu trên. Nếu không điều trị sớm và hiệu quả, có thể dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí là tàn phế hoặc ảnh hưởng tính mạng.
Tê bì chân tay là gì, các dạng tê chân tay thường gặp?
Tê chân tê tay là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh và mạch máu. Bệnh có thể là vấn đề sinh lý do sai tư thế nhưng phần lớn là dấu hiệu biến chứng thần kinh, mạch máu của nhiều bệnh nguy hiểm.
Tê bì chân tay là hiện tương tê, mất cảm giác hoặc hoặc cảm thấy đau nhức, bỏng rát, dị cảm, như kiến bò,…ở tay hoặc chân. Gồm 2 loại là TÊ CHÂN TAY SINH LÝ và TÊ BÌ CHÂN TAY BỆNH LÝ. Trong khi tê chân tay sinh lý rất ít gây nguy hiểm thì tê bì chân tay bệnh lý lại là biểu hiện hoặc là biến chứng của 1 số bệnh nguy hiểm khác nhau như trong bệnh phong cùi, bênh Zona, trong bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, các bệnh thoái hóa xương khớp,…
Các bệnh lý khác nhau sẽ gây tê chân, tê tay với biểu hiện khác nhau, có thể phân biệt
Tê chân tay kéo dài thường là biểu hiện hoặc là biến chứng của nhiều bệnh nguy hiểm. Với mỗi bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau:
- Trong bệnh Zona thần kinh, tê nhức trên bề mặt da và thường kèm hắt hơi sổ mũi, mụn nước trên da, sau đó sẽ thấy rất rát bỏng, đau đớn trên da.
- Ở bệnh nhân tiểu đường: Tê bì chân tay là biến chứng thần kinh, mạch máu rất nguy hiểm. Người bệnh sẽ bị mất cảm giác hoặc bị châm chích, bỏng rát vùng bàn chân, bàn tay.
- Ở bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, đêm nằm có thể thấy tê ở vùng da tay chân, kèm thêm bại và giảm cảm giác.
- Ở những người bị thoái hóa, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép cơ học. gây nên chứng tê bại tay hoặc chân.
Vì sao lại bị tê tay, chân?
Tê tay, tê chân là do thiếu máu ở 1 vùng da nào đó (do tổn thương vi mạch hoặc do chèn ép cơ học) hoặc do siêu vi trùng (trong bệnh zona) gây tổn thương dây thần kinh. Trong đó:
- Tổn thương vi mạch hay gặp trong bệnh đái tháo đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch,… và sẽ làm cho mạch máu, dây thần kinh bị tổn thương với triệu chứng ban đầu là TÊ BÌ, MẤT CẢM GIÁC ở tay, chân.
- Chèn ép cơ học thường gặp trong các bệnh THOÁI HÓA XƯƠNG KHỚP như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ (gây tê tay), ở vùng cột sống lưng (gây tê chân).
Tê bì chân tay bệnh lý, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách thì về lâu dài có thể để lại nhiều hậu quả xấu như bị mất cảm giác (dẫn tới mất cảm giác đau, cảm giác nóng lạnh, dễ bị ngã và kéo theo nhiều hệ quả xấu), bị giảm sức lao động, bị thiếu máu tại chỗ kéo dài gây hoại tử chi dẫn tới tàn phế, và nguy hiểm tới tính mạng.
Xem video để hiểu rõ về : HẬU QUẢ DO TÊ BÌ CHÂN TAY bệnh lý – CÓ THỂ GÂY
HOẠI TỬ CHI, TÀN PHẾ VÀ NGUY HIỂM TÍNH MẠNG.
Giải pháp điều trị chứng tê bì chân tay hiệu quả
Nếu là tê bì chân tay mà nguyên nhân do sinh lý không cần điều trị, chỉ cần điều chỉnh tư thế nằm hay đứng ngồi, tăng vận động thể dục thể thao, xoa bóp thư giãn tay chân.
Đa số các trường hợp tê chân tê tay lặp lại nhiều lần, kéo dài là do bệnh lý hoặc báo hiệu biến chứng của một số bệnh nguy hiểm, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu. Cần đồng thời thực hiện các giải pháp sau:
- Điều trị bệnh lý gây tê bì và biến chứng thần kinh, mạch máu như kiểm soát đường huyết tốt trong bệnh tiểu đường, chữa trị thoái hóa và thoát vị cột sống (cổ, lưng),… Trong các bệnh lý xương khớp, các bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng sản phẩm chứa bộ 3 Canxi nano, vitamin D3 và MK7 để góp phần khắc phục tận gốc tình trạng thoái hóa xương khớp.
- Cải thiện tê bì và biến chứng thần kinh, mạch máu bằng sản phẩm chứa Fursultiamin, Chondroitin, Ginkgo Biloba và cao Blueberry. Trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm gây chèn ép quá nhiều, có thể cần phải phẫu thuật (nếu có chỉ định của bác sĩ) kết hợp với sử dụng sản phẩm nêu trên.
- Kết hợp vận động, dinh dưỡng và vật lý trị liệu hợp lý.
Xem ngay video: “GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ TÊ TAY, TÊ CHÂN HIỆU QUẢ – ĐƯỢC PGS,TS TRẦN ĐÌNH NGẠN HƯỚNG DẪN CỰC DỄ HIỂU”
Tham khảo thêm: