Home Bệnh về hệ thần kinh Tê bì chân tay và Nguy cơ tàn phế

Tê bì chân tay và Nguy cơ tàn phế

13510

TÊ BÌ CHÂN VÀ NGUY CƠ TÀN PHẾ DO BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN Ở BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tê bì, cảm giác như kiến bò ở bàn và ngón chân, đau nóng rát hai bàn chân là những dấu hiệu sớm của biến chứng bàn chân do đái tháo đường. Khi có biến chứng bàn chân do đái tháo đường thì nguy cơ cắt cụt ngón hoặc chi là rất cao.

te chan va dau chan
Hình minh họa

Nguyên nhân của biến chứng bàn chân do đái tháo đường

Cho tới nay, các tổn thương chân ở người đái tháo đường là hậu quả của nhiều nguyên nhân như:

– Tổn thương đa dây thần kinh,

– Bệnh lý mạch máu,

– Chấn thương và nhiễm trùng.

Trong vòng xoắn bệnh lý bàn chân, 3 yếu tố trên có thể phối hợp cùng lúc hoặc vào những thời điểm khác nhau nhưng luôn kết hợp với nhau chặt chẽ.

Trong đó, biến chứng thần kinh do đái tháo đường hiếm khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế và là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường.

Biểu hiện và hậu quả của biến chứng bàn chân do đái tháo đường:

– Tê bì chân và đau:

Dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường là sự giảm cảm giác, chủ yếu ở bàn chân, có thể lan lên cẳng chân. Tê bì chân tay, cảm giác như kiến bò ở bàn và ngón chân. Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân, đau tăng về đêm khiến bệnh nhân bị mất ngủ. Đau có thể xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài, các triệu chứng đau này rất khó điều trị và thường không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.

Đau liên quan đến mạch máu xảy ra khi dòng máu không đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi chất của cơ bắp hoạt động. Biểu hiện là đau cách hồi (đau khi vận động), giảm khi nghỉ ngơi và cơn đau càng rõ rệt khi đi trên bề mặt nghiêng như sườn đồi, núi.

– Biến đổi ngoài da: Da khô, bong da hoặc nứt nẻ; nguyên nhân là do dây thần kinh điều khiển các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.

– Chai chân: Chai chân hình thành nhiều và nhanh ở bệnh nhân đái tháo đường do tăng áp lực ở gan bàn chân. Bệnh nhân thường chủ quan và ít để ý triệu chứng này nên các chai này có điều kiện phát triển nhiều hơn, trở thành nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.

chai chan
Hình minh họa

– Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét ở những chỗ phải chịu áp lực cao.

– Loét chân: Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Các vết loét thường bắt đầu là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên dễ bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng lan càng ngày càng rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều không hiệu quả.

loet-chan-do-tieu-duong-de-tu-vong
Hình minh họa

– Cắt cụt chân: Khác với người bình thường, các vết loét ở bệnh nhân đái tháo đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, thiếu các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời, đường máu cao ức chế hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của phản ứng viêm chỗng nhiễm khuẩn. Do đó các vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt cụt.

Phòng ngừa biến chứng bàn chân và tàn phế do đái tháo đường

Biện pháp tốt nhất là phát hiện sớm để điều trị kịp thời, đúng mức.

Đầu tiên, bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu về bệnh lý bàn chân do đái tháo đường, biểu hiện, cách phát hiện và theo dõi (dựa theo các thông tin đã đưa ở trên).

Người bệnh và người thân của họ cần biết về nguy cơ tổn thương bàn chân, cách dự phòng, cách bảo vệ bàn chân như: Rửa chân bằng nước ấm, lau khô chân sau khi rửa, tránh tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, biết cách dùng giày dép và bít tất, tránh tổn thương bàn chân và móng chân (không cắt móng quá sát, không để tạo móng quặp,…). Người bệnh cần biết cách kiểm tra và truy tìm những bất thường xảy ra ở phía gan bàn chân.

Khi phát hiện có dấu hiệu biến chứng bàn chân do đái tháo đường, cần điều trị sớm và kịp thời theo hướng dẫn sau:

– Điều trị tổn thương thần kinh bằng thuốc có tác dụng điều trị viêm đau dây thần kinh, các rối loạn chức năng thần kinh, điều trị tê chân tay, và ngăn ngừa biến chứng thần kinh nặng thêm.

– Bên cạnh đó sử dụng thêm sản phẩm viên uống có chứa thành phần: Ginkgo Biloba, cao Blueberry, Chondroitin và các vitamin nhóm B để phòng và làm giảm tình trạng tê bì chân tay, dị cảm đầu chi giúp tăng cường lưu thông máu và làm giảm các biến chứng thần kinh, mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường.

– Điều trị tổn thương mạch máu bằng thuốc có tác dụng hoạt huyết như Ginkgo Biloba (Biệt dược: Hatacan, tanakan,…).

Sử dụng đồng thời sản phẩm viên uống và Ginkgo Biloba cho đến khi hết triệu chứng bệnh, sau đó nên duy trì thường xuyên hàng ngày hoặc dùng theo đợt 3 tháng x 2 đợt mỗi năm để phòng ngừa.

– Đồng thời, theo dõi và kiểm soát đường máu ở giới hạn cho phép qua chế độ ăn uống cân bằng, khoa học và dùng thuốc kiểm soát đường huyết theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Sản phẩm viên uống có chứa Chondroitin và các vitamin nhóm B hoạt tính cao – Là giải pháp tối ưu:

– Cải thiện tình trạng tê chân tay, dị cảm đầu chi, viêm dây thần kinh và các rối loạn chức năng thần kinh do đái đường

– Hỗ trợ làm giảm đau dây thần kinh, đau cơ xương khớp ( Đau lưng, đau mỏi vai gáy gối và háng), đau do thoái hóa khớp và viêm khớp mạn tính, đau do Herpes.

– Làm giảm nhức mỏi mắt. Phòng và hỗ trợ điều trị suy giảm thị lực do lão hóa, do mắt phải làm việc nhiều.

– Giúp dễ ngủ, nhớ lâu và đáp ứng phản xạ tốt hơn.

Bs Vũ Văn Lực

Gọi 1900 1259 hoặc 04 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí về các triệu chứng Tê Bì Chân Tay

4.7/5 - (3 votes)